Mùa hạ nóng nực, oi ả thật khiến con người ta muốn thưởng thức món ăn ngọt ngọt, thanh mát. Vậy thì còn không mau đến quán Chè Nhà On, ưng ngay từ tên gọi thân thương.
Quán tọa lạc tại địa chỉ 103 Đoàn Thị Điểm, thành phố Kon Tum, một địa chỉ cực dễ tìm. Không gian quán rộng, thoáng mát, thiết kế trẻ trung, tươi mới chụp ảnh lên rất xinh. Chè Nhà On mới ra mắt vào lễ Vu Lan năm 2015 và trở thành địa điểm quen thuộc của giới trẻ.
Menu món chè vô cùng phong phú, ví dụ như chè đậu đỏ tươi Đà Lạt, khúc bạch trái cây, môn nếp cẩm, dừa non lá dứa, tào phớ… Đặc biệt, quán thay đổi thực đơn theo ngày, mỗi ngày 10 món chè ngọt thanh mát cùng các loại nước ép trái cây mà giá cực “hạt rẻ” chỉ từ 15k – 20k/ món. Quán cam kết không bán lại chè cũ, nguyên liệu 100% sạch tự nhiên và không mở cửa ngày chủ nhật.
Điểm thích nhất là quán sử dụng ly giấy dành cho khách mang đi và ship tận nhà. Với nước ép quán đựng trong chai nhựa có thể tái sử dụng, vừa tiết kiệm, vừa là một hành động bảo vệ môi trường ý nghĩa.
Chủ quá cũng rất trẻ và dễ tính, cô gái Nguyễn Hoa Vũ Oanh, 28 tuổi mang hoài bão khởi nghiệp từ năm 2014. Cô tốt nghiệp trường đại học Mở TPHCM khao Quản trị Kinh doanh. Với ý tưởng mới lạ, tư duy trẻ mang đến những món chè “tự tay làm hết” vô cùng hút khách.
Dù bạn ở Kon Tum hay chỉ là một lữ khách ghé ngang thành phố đất đỏ thì đừng quên đến Chè Nhà On thưởng thức hương vị tươi mát giữa mùa hè này nhé. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ và là một món ăn vặt khó quên.
* Thông tin Chè Nhà On:
– Địa chỉ: 103 Đoàn Thị Điểm, tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Nguồn: Internet.
Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Sân khấu dân gian có nhiều hình thức và tồn tại lâu đời như hát chèo, hát tuồng, múa rối nước...và mới hơn như cải lương, kịch dân ca. Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Nội dung của các vở chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm, mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc, đồng thời thể hiện tính dân tộc Việt. Sân khấu chèo đơn giản, với các diễn viên có thể không chuyên, biểu diễn ngẫu hứng...