VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Củ phê-nôn Đà Lạt - Lâm Đồng | Đặc sản Tỉnh Lâm Đồng

Cùng sú kẹp nách, củ phê-nôn Đà Lạt được xếp vào hàng những nguyên liệu đặc biệt, mặc dù xuất hiện không lâu nhưng đây là loại rau rất được ưa chuộng. Củ phê-nôn dùng để chế biến các món ăn, và làm vị thuốc với nhiều công dụng như giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương gan do hóa chất chống ung thư…

dac-san-da-lat-7

Củ phê – nôn còn gọi là củ hồi có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, có cùng họ với thì là nên lá phê-nôn nhìn trông khá giống lá thì là, củ thì hơi giống củ hành tây, có mùi thơm gần tương tự nhưng dịu hơn mùi của lá thì là.

Phê-nôn dùng để xào nấu chung với đậu trắng, hoặc kết hợp với một số loại rau khác để làm món rau trộn, hoặc dùng nấu súp và các món rau củ hầm. Những món ăn được chế biến có củ phê-nôn thường mang hương vị đặc biệt và được coi như một loại nguyên liệu đẳng cấp. Chính bởi sự đặc biệt này mà thường thì những món ăn cao cấp mang hương vị hay cách chế biến theo nghệ thuật ẩm thực phương Tây mới sử dụng được củ phê-nôn.

dac-san-da-lat-6

Nếu muốn thấy củ phê – nôn, các bạn có thể qua chợ Đà Lạt hoặc hỏi một vài nhà vườn trồng rau. Nếu muốn ăn các món làm từ phê – nôn thì có thể qua các nhà hàng hoặc khách sạn gần chợ Đà Lạt.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam có diện tích 331.690 km², nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Chung đường biên giới với ba quốc gia, phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, còn phía đông là biển Đông. Năm 2019, dân số Việt Nam khoảng hơn 96 triệu người, đứng thứ 13 thế giới. Hà Nội, thủ đô của Việt Nam là thành phố lớn thứ hai với 6,2 triệu dân, sau Thành phố Hồ Chí Minh, 8,8 triệu dân.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...