VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Kẹo dồi - Nam Định | Đặc sản Tỉnh Nam Định

Huyện Nam Trực là vùng quê nổi tiếng với món kẹo dồi quá đỗi ngọt ngào và ngon miệng. Sở dĩ, loại kẹo này có tên như vậy là bởi vì nó mang hình dạng giống như món dồi trường. Kẹo dồi rất được yêu thích và ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam. Từ bao đời nay, trong huyện đã xuất hiện nhiều gia đình sản xuất kẹo nhỏ lẻ rải rác khắp các con đường. Món kẹo này trước đây được tiêu thụ ở các vùng chợ quê, các thị trấn. Sau đó dần dần lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố và toả đi nhiều nơi.

Kẹo dồi

Kẹo dồi

Quan sát kẹo dồi bạn sẽ thấy có một lớp vỏ màu trắng đục áo đều bên ngoài. Lớp vỏ đó được làm mía đường đun thành mạch nha. Tạo nên độ giòn và ngọt nhất định cho món ăn, nhưng vị ngọt nhẹ không quá gắt. Bên trong lớp áo trắng sẽ là phần nhân kẹo bao gồm: lạc rang nên rất thơm ngon, bùi bùi hấp dẫn.

Kẹo dồi Nam Định

Kẹo dồi Nam Định

Kẹo sẽ ngon hơn, ít ngọt hơn khi uống cùng 1 tách trà nóng. Vị ngọt ngào của lớp mạch nha hòa quyện với vị béo béo, bùi bùi của đậu phộng. Vị đăng đắng của trà nóng đều trở nên hoàn hảo hơn và rất hợp vị. Đây sẽ là món quà cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn dành cho gia đình, bạn bè của bạn. Để có thêm có hội gắn kết tình thân.

  • Gợi ý địa điểm mua: Cửa hàng kẹo Kim Thành Hoa
  • Địa chỉ: 122 Minh Khai, TP Nam Định
  • Giá tham khảo: 35.000đ/hộp 500gr

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.

Ẩm thực là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong cộng đồng người Việt...

Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr