Trong số các món đặc sản của Lai Châu, lam nhọ được xem là món độc đáo bậc nhất. Không chỉ gây ấn tượng bởi cái tên khó hiểu, món lam nhọ còn khiến người ta thích thú bởi cách chế biến và hương vị vô cùng độc đáo.
Mới đầu, nếu nghe cái tên lam nhọ, hẳn nhiều người sẽ hình dung đến vô vàn thứ nguyên liệu lạ lẫm, phức tạp, nếu không thì cũng là sự kết hợp, cách chế biến thật… khác thường. Nhưng thật ra, nguyên liệu để làm nên món lam nhọ lại hết sức quen thuộc đối với chúng ta như thịt trâu hay thịt bò. Sau đó, bằng sự biến tấu sáng tạo, người dân Lai Châu đã tạo nên một món ăn rất đặc biệt.
Đến Lai Châu mà chưa thưởng thức lam nhọ thì có nghĩa là chưa đặt chân đến mảnh đất này |
Thực chất, lam là nướng, nhọ là nhừ, lam nhọ là nướng nhừ. Giải thích như vậy thì sẽ dễ dàng hình dung được phần nào về cách làm nên món ăn này. Cách làm lam nhọ không khó, nhưng lại rất mất công và đòi hỏi sự cầu kỳ vì phải nướng nhiều lần.
Đầu tiên, thịt trâu hoặc thịt bò sẽ được nướng trên than hồng cho chín. Sau đó, người ta thái mỏng ngang thớ rồi trộn cùng với các gia vị, rau củ như mắc khén, gừng, tỏi, bí non, quả cà rừng… Tiếp đó, thịt sau khi trộn sẽ được cho vào ống tre và tiếp tục nướng trên than hồng cho đến khi các thớ thịt săn lại và chín đều.
Đến đây chưa phải là xong đâu! Người ta sẽ bỏ ra và dằm cho thịt mềm ra rồi lại bỏ ống tre lên bếp nướng một lần cuối cho đến khi tất cả chín nhừ. Chính bởi vậy mà món ăn này có tên là lam nhọ – nướng nhừ. Chiếc ống tre đựng thịt cũng dễ làm chúng ta liên tưởng đến các ống cơm lam mà nhiều người từng ăn.
Lam nhọ ăn ngọt đậm vị thịt, ngấm đẫm các gia vị và hương thơm từ các nguyên liệu. Thịt được nướng nhiều lần nên mềm nhừ. Đặc biệt các nguyên liệu làm nên món đã kết dính với nhau nên có thể xắn thành từng miếng để ăn.
Với đặc trưng hương vị của núi rừng, lại có cách chế biến cầu kỳ, hiếm thấy, lam nhọ quả thật mang đậm những nét đặc biệt của núi rừng Tây Bắc nói chung và của Lai Châu nói riêng. Nếu có cơ hội, hãy ăn thử ngay món lam nhọ này nhé! Nghe tên thì “nhọ” nhưng lại rất ngon đó.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.
Bến cảng Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tại số 1 đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ngoài trưng bày những hiện vật gắn liền với thân thế, sự nghiệp của Người, còn đặc biệt ghi dấu sự kiện ngày 5/6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Việt Nam từ Bến cảng Nhà Rồng bắt đầu hành trình bôn ba thế giới để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp...