VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Lẩu Lá Khổ Qua - Đồng Nai | Đặc sản Tỉnh Đồng Nai

Đặc sản Đồng Nai
Lẩu lá khổ qua

Sau món canh chua lá Giang thì lẩu lá khổ qua cũng được xem là món ăn khá quen thuộc của người dân Long Khánh Đồng Nai. Được biết lá khổ qua rừng khá đắng nhưng hậu vị thì lại ngọt. Món ăn này sẽ thơm ngon đúng vị nếu được nấu cùng với cá trào cững. Nếu không thì có thể thay thế bằng sườn non, tôm khô cũng được. Để cảm nhận được hương vị ngon đặc trưng cần dùng ngay. Khi ăn thì dùng kèm với  chấm nước mắm ớt. Bạn sẽ vừa ăn vừa xuýt xoa, hương thơm hấp dẫn của nén cứ tan dần vào miệng khiến bạn thích thú và bị quyến rũ bởi hương vị này.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.