VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Lẩu Mắm - Bạc Liêu | Đặc sản Tỉnh Bạc Liêu

Người miền Tây vẫn hay nói vui với nhau cái câu “ăn mắm thấm về lâu”. Nếu có cơ hội về miền Đồng Bằng Sông Cửu Long bạn hãy thử thưởng thức cái vị mặn mà, đậm đà thấm vị của món ăn dân dã nhưng cũng không kém phần đặc sắc – lẩu mắm.

Sông nước mênh mông miền đồng bằng tôm cá nhiều, cá làm khô hoài cũng phí vậy nên từ đó mà có thêm món mắm. Được chắt lọc từ những hương vị đồng quê dân dã và bàn tay khéo léo của người nông dân nên mắm miền Tây mang một hương vị rất riêng, mộc mạc mà sâu lắng.

Tổng hợp đặc sản Cà Mau: Lẩu mắm U Minh - Vietflavour

Đặc biệt, ở Bạc Liêu, mắm còn là món ăn giao thoa giữa ba nền văn hóa: Việt – Chăm – Khemer. Và món lẩu mắm của người dân nơi đây thì quả là khỏi phải bàn cãi bởi nó đã trở nên quá đỗi thân thuộc và đi vào lòng nhiều người kể cả những du khách miền xa đến thăm.

Nguyên liệu nấu lẩu mắm Bạc Liêu cũng vô cùng đa dạng từ thịt cá như thịt heo ba rọi, cá ba sa, cá bông lau, cá kèo, tôm , mực,… cho đến các loại rau như bông súng, rau muống, rau đắng,…

Nhìn nồi nước lẩu nóng hỏi nghi ngút khói tỏa hương thơm bát ngát là chúng ta đã muốn thưởng thức ngay. Rồi sau đó húp thử một ngụm nước lẩu mà thấm đậm cái hương vị khó quên làm say lòng người của món lẩu mắm Bạc Liêu.

  • Lẩu mắm Hồng Gấm: 3/225B, đường tỉnh 38, Phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu.
  • Nhà hàng Thanh Thanh: số 50/8, QL1A, Phường 1, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu.
  • Lẩu mắm Kim Cương: 598 Trần Phú, Phường 7, TP. Bạc Liêu.
  • Giá lẩu mắm: 150.000đ – 200.000đ/ nồi.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.

Trang phục của Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng gây ấn tượng nhất đối với mọi người nhất có thể kể đến là áo dài và áo tứ thân. Bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt và khi nhắc đến mọi người sẽ nghĩ ngay đến Việt Nam đó chính bộ áo dài truyền thống. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành 2 tà trước và sau, quần dài chấm gót, chất liệu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc và họa tiết đa dạng.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c