VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Nem bưởi - Tây Ninh | Đặc sản Tỉnh Tây Ninh

Nem bưởi Tây Ninh là món ăn chơi được rất nhiều du khách đánh ưa thích và mua về làm quà khi du lịch tại đây. Các bạn có biết vì sao đặc sản này lại có tên gọi như vậy không? Chính vì một trong những nguyên liệu để làm nên một chiếc nem là vỏ của quả bưởi và nem không hề có chút thịt nào luôn. 

Vỏ bưởi kết hợp cùng đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô và nhiều phụ liệu khác như lá tiêu, vông nem, khế chua, chùm ruột, ớt hiểm… cho ra đời thức nem có vị chua nhẹ, ngọt ngọt, mặn mặn, chút cay của ớt và tiêu vô cùng đặc biệt không giống với bất kỳ vùng miền nào..

Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Nem bưởi Tây Ninh (Nguồn: klook.com)Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Nem bưởi Tây Ninh (Nguồn: Sưu tầm)

Những chiếc nem bưởi Tây Ninh màu đỏ tươi trông rất bắt mắt. Khi nếm thử, rất nhiều bạn còn không biết đặc sản này là món chay. Nhưng cũng chính vì vậy mà nem bưởi được du khách thập phương vô cùng yêu thích, đặc biệt là những ai ăn chay. Món này mà mua làm quà cho người thân, bạn bè là tuyệt vời luôn đó!

Địa chỉ gợi ý: 

  • Nem bưởi Tây Ninh: số 90 đường Nguyễn Văn Rốp – Trảng Bàng – Tây Ninh 
  • Quán Nem Sáu Tần: số 4 – ấp Hiệp Nghĩa – xã Hiệp Ninh – thành phố Tây Ninh

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Cụm di tích Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm ở phường 8, thành phố Trà Vinh là danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là niềm tự hào của đồng bảo KhMer.