Ngô nếp Soi Lâm là một giống ngô nếp ta do người dân vùng núi Tây Bắc tự trồng. Giống ngô này được trồng biệt lập trên bãi Soi. Nơi đây mênh mông sông nước nên phấn ngô không thể lai tạp với bất kì giống ngô nào khác. Chính vì vậy, ngô mới giữ được sự thuần chủng cho đến tận ngày nay.
Người dân Tuyên Quang nói rằng hương thơm của ngô khi luộc sẽ bay xa từ đầu làng đến cuối làng. Chứng tỏ giống ngô nếp ở vùng này cực kỳ thơm ngon. Hương thơm dạt dào khiến du khách không thể nào bỏ qua món ăn dân dã này.
Vùng đất Tuyên Quang ngoài những đặc sản nổi bật như gỏi cá bỗng sông Lô hay cam sành Hàm Yên thì ngô nếp Soi Lâm cũng được xếp vào danh sách món ăn ngon. Không phải ngô ở nơi nào cũng giống nhau. Ngôi nếp ở đây rất đặc biệt. Từ mùi thơm đến hương vị đều không thể tìm thấy ở bất kỳ giống ngô nào khác.
Ngô nếp Soi Lâm – Đặc sản tiến vua thời xa xưa
Tương truyền rằng từ thời xa xưa, giống ngô nếp đặc biệt này đã được dùng để làm quà tiến vua. Chính vì hương vị ngon, ngọt ghi dấu ấn mạnh mẽ mà loại ngô này rất được yêu thích.
Không chỉ ở thời xưa, hiện nay, mùi vị của ngô nếp Tuyên Quang vẫn vậy. Giống ngô vẫn vang danh khắp mọi vùng đất nước. Bất kỳ du khách nào khi đến với Tuyên Quang đều không thể bỏ lỡ món ngon này.
Điều đặc biệt của ngô nếp Soi Lâm là bắp nhỏ và lõi ngô đặc. Khi luộc lên thì hạt ngô đều nhau. Ngô có màu vàng tươi, trong và bóng. Ăn vào thấy được độ dẻo và vị ngọt thanh không giống với bất kỳ loại ngô nếp nào khác.
Không chỉ có màu sắc tươi trong, hương vị dẻo ngon mà mùi thơm của ngô luộc sẽ lan tỏa khắp bản làng. Ăn một bắp ngô sẽ nhớ mãi cả đời.
Nguồn: Internet.
Việt Nam là một đất nước đầy hứng khởi cho du lịch và đầu tư. Đời sống đường phố nhộn nhịp, ẩm thực đặc sắc và cảnh đẹp hùng vĩ, tất cả đều đang chờ đón bạn. Một đất nước không ngừng chuyển động, Việt Nam luôn cân bằng văn hóa đô thị trẻ với các giá trị truyền thống. Trong thành phố, những ngôi chùa cổ kính chỉ cách quán xá hiện đại một lối rẽ. Ở làng quê, cuộc sống vẫn trôi theo dòng những con sông và mùa gặt. Nét đối lập giữa cũ và mới này làm nên một phần không nhỏ sức hấp dẫn của Việt Nam. Thêm một lý do nữa để ghé thăm Việt Nam chính là vẻ đẹp thiên nhiên của nơi này. Miền Bắc có những ngọn núi hùng vĩ và vịnh đá vôi tuyệt đẹp. Đường biển miền Trung dẫn lối đến những di tích lịch sử và những bãi tắm thơ mộng. Còn ở miền Nam, đời sống không ngủ của thành phố Hồ Chí Minh và những ngôi làng ven sông ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ khiến bạn muốn nán lại mãi.
Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...
Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).