Đến khu đặc sản của chợ Đà Lạt, như bị lạc vào mê cung của vô vàn mứt là mứt: Mứt hoa hồng đỏ thắm, mứt khoai lang vàm rộm, mứt hồng dẻo, cà chua bi sấy khô, mứt khoai lang vàng như mật, đòa sữa xanh non… đủ màu sắc, cuốn hút kinh khủng. Chỉ nhìn các quầy hàng bán mứt cũng đủ “sướng lạ”!
Nghề làm mứt ở Đà Lạt có từ lâu lắm rồi, người ta không chỉ làm mứt bằng trái cây địa phương mà còn từ nhiều nguyên liệu khác vì thế mà mứt ở đây rất đa dạng. Mứt Đà Lạt có quanh năm và hương vị thì độc đáo không lẫn vào đâu được.
Thử nếm một miếng mứt hồng dẻo (thực chất là hồng sấy khô) ngọt thanh, dẻo, dai mà vẫn còn nguyên vị. Mứt hồng có thể được xem là loại mứt cao cấp nhất trong các dòng mứt đặc sản của Đà Lạt. Cách làm loại mứt này cũng công phu lắm nhé, nguyên liệu phải là những trái hồng thơm, chín đỏ được lựa kỹ đem sấy ở nhiệt độ cao. Mứt hồng cũng có nhiều loại nhưng ngon nhất là loại được làm từ hồng trứng ngọt thơm, khác hẳn các loại hồng khác.
Còn một loại nữa cũng phải kể đến là mứt khoai lang dẻo, khoai lang sâm vàng ươm bóng bẩy. Mứt này được làm từ khoai lang mật đặc sản của Đà Lạt nên có vị ngọt tự nhiên và độ dẻo rất vừa miệng.
Mứt hoa hồng cũng là một loại mứt rất nổi tiếng, đặc sản chỉ có ở Đà Lạt. Mứt hoa hồng không phải làm từ bông hoa hồng, mà là làm từ quả hồng hoa (Hibicus) còn có tên lãng mạn là “hoa vô thường”. Ăn có vị chua thanh, giòn dai, ăn hơi lạ, rất nhiều người mua.
Ngoài ra thì còn mứt quất trần bì được làm từ nguyên liệu là vỏ trái quất hay trái tắc nữa cũng khá hấp dẫn. Ăn có vị nồng, cay, rất tốt với người bị ho, cảm sốt. Với tiết trời se lạnh của Đà Lạt, được ăn mứt này cộng với ngụm trà nóng nữa sẽ cảm thấy rất sảng khoái.
Kể về mứt Đà Lạt thì vô vàn lắm. Mỗi loại mứt đều có một vị, một hương thơm đặc trưng khó lẫn. Sa đà vào các gian hàng mứt sặc sỡ, mỗi loại mua một ít thế mà cũng nặng trịch cả tay. Kệ, mấy khi được “lộc” này, khuân về Bắc tặng mỗi người một ít cho biết vị Đà Lạt. ^ ^
Địa chỉ mua mứt Đà Lạt
Kinh nghiệm là các bạn nên đến tận các cơ sở làm mứt để mua mứt như đường Hùng Vương (khu chùa Tàu) giá cả có thể cao hơn bên ngoài một chút hoặc đến khu phố lò mứt Phù Đổng Thiên Vương – Mai Anh Đào, khu bán mứt ở chợ Đà Lạt, hoặc các lò mứt:
- Lò mứt Kiều Giang: Số 223 đường Mai Anh Đào, đối diện khu du lịch Đồi Mộng Mơ, điện thoại – 063 826 354
- Lò Atisô Thanh Uyên: Số 125A Trần Quang Khải, điện thoại – 063 835 065 – 0909 501 695
- Lò mứt – vườn dâu Phương Lan: Số 48 Phù Đổng Thiên Vương, điện thoại – 063 826 860 – 0918 313 490
Nguồn: Internet.
Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005, Việt Nam nằm trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao, xếp thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java đã được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có thể cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.