VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Rượu Hồng Đào - Quảng Nam | Đặc sản Tỉnh Quảng Nam

Rượu Hồng Đào là loại rượu bạn sẽ thấy có ở khắp nơi khi đến Hội An. Rượu Hồng Đào xuất hiện vào cuối thế kỷ XX. Rượu có màu hồng, có mùi thơm đặc trưng, dùng trong lễ hợp cẩn. Khi đưa ly rượu lên kề môi, hương thơm khiến ta không cưỡng lại được, như thể nếu không uống thì nó sẽ bay đi mất. Khi rượu chạm vào lưỡi, vị cay nồng tỏa ra, khi xuống đến cổ họng có vị ngọt vương vấn như thúc giục ta uống thêm nữa rổi thêm nướng, không rời ra được. Rượu Hồng Đào không chỉ để uống mà còn chứa bao cảm xúc, tình cảm sâu sắc với người xưa. Đó là lời nhắc tình quê hương, lời thề son sắt, sâu lắng. Dù ở đâu thì rượu Hồng Đào vẫn luôn sóng sánh ý tình, dạt dào trong từng hương rượu. Bởi thể mà ca dao có câu :

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say

Ảnh: Sưu tầm

Rượu Hồng Đào được xếp vào hàng mỹ tửu sánh ngang với rượu cần Tây Nguyên, rượu bầu đá Bình Định… Ai đã đến nơi đây thì đều không quên thưởng thức hương vị say nồng khó cưỡng này.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).