Sú kẹp nách là một trong những loại rau củ nổi tiếng đã tạo nên nét đặc trưng thú vị cho ẩm thực phố hoa, nó khiến nhiều người bật cười khi nghe đến cái tên lạ và hình dáng ngộ nghĩnh này.
Sú kẹp nách có nguồn gốc từ Bỉ, vốn được trồng ở Đà Lạt từ thời Pháp thuộc, đến ngày nay thì loại rau này đã trở nên phổ biến với mọi người. Sú kẹp nách có họ hàng với cải bắp nhưng có nhiều mầm rau theo hình xoắn ốc dọc thân cây. Điểm đặc biệt là trên mỗi cuống lá có một quả giống như bắp cải tí hon chỉ bằng ngón tay cái, nên khi nó xuất hiện ở Đà Lạt đã được gọi bằng cái tên sú kẹp nách thú vị như thế.
Từ khi xuống giống đến khi thu hoạch sú kẹp nách khoảng chừng 3 tháng. Loại rau này chứa nhiều vitamin, chất xơ… có tác dụng chống bệnh ung thư ruột kết, rất tốt cho hệ tim mạch. Người Đà Lạt thường dùng làm salad, luộc hoặc chiên xào tùy ý. Các món ăn được làm từ sú kẹp nách thường khá ngon bởi vị ngọt, thanh mát, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Nếu đến Đà Lạt, các bạn hãy tìm mua sú kẹp nách vô cùng đáng yêu này trong khu rau củ chợ Đà Lạt hoặc ở các nhà hàng, quán nướng cũng đều có đó.
Nguồn: Internet.
Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia xã hội chủ nghĩa nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, giáp với Lào, Campuchia, Trung Quốc, biển Đông và vịnh Thái Lan. Lãnh thổ Việt Nam xuất hiện con người sinh sống từ thời đại đồ đá cũ, khởi đầu với các nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Âu Lạc bị nhà Triệu ở phương Bắc thôn tính vào đầu thế kỷ thứ 2 TCN sau đó là thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một thiên niên kỷ. Chế độ quân chủ độc lập được tái lập sau chiến thắng của Ngô Quyền trước nhà Nam Hán. Sự kiện này mở đường cho các triều đại độc lập kế tục và sau đó nhiều lần chiến thắng trước các cuộc chiến tranh xâm lược từ phương Bắc cũng như dần mở rộng về phía nam. Thời kỳ Bắc thuộc cuối cùng kết thúc sau chiến thắng trước nhà Minh của nghĩa quân Lam Sơn.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Cụm di tích Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm ở phường 8, thành phố Trà Vinh là danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là niềm tự hào của đồng bảo KhMer.
Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c