VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Thèo lèo - Tây Ninh | Đặc sản Tỉnh Tây Ninh

Cái tên nghe lạ như vậy thôi chứ thực ra đặc sản này gần giống như món kẹo lạc mà chúng ta thường được ăn từ ngày còn bé. Thèo lèo Tây Ninh được làm từ mạch nha, đậu phộng, hạt mè tạo nên thứ kẹo vừa ngọt thơm, bùi bùi, vừa giòn tan.

Với những nguyên liệu và cách làm cực kì đơn giản nhưng thèo lèo lại là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất đầy nắng gió Tây NInh này. Món này rất thích hợp để ăn vặt, đặc biệt trong những ngày trời mưa, có một đĩa thèo lèo nhấm nháp bên ly trà ấm thì đúng là hoàn hảo. 

Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Thèo lèo Tây Ninh (Nguồn: vietravel.com)Ăn gì ở Tây Ninh ngon? Thèo lèo Tây Ninh (Nguồn: Sưu tầm)

Địa chỉ gợi ý:

  • Quán ăn vặt ở Hòa Thành, Tây Ninh: số 115/27 Đường Nguyễn Văn Linh – Ấp Long Đại – Long Thành Bắc – Hòa Thành – Tây Ninh

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Nằm ở tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng được biết tới bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc, những lợi thế tốt để phát triển du lịch làng nghề. Mới đây xã Bát Tràng được công nhận là điểm du lịch của thành phố Hà Nội.