Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.
Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...
Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....