VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Giá bể - Hải Phòng | Đặc sản Thành phố Hải Phòng

Giá bể
Giá bể

Với người dân xứ cảng, giá bể từ lâu đã là một hải sản quen thuộc, nhưng với nhiều người, đây vẫn còn là một loại nguyên liệu xa lạ mà chỉ những ai sành ăn mới biết đến. Giá bể có hình dạng khá giống con trai, to bằng ngón tay cái, nhưng chân lại dài lêu khêu như cái giá đỗ, sống trong các bãi cát ven biển – cũng chính là lý do người ta gọi là giá biển. Thịt của giá biển có vị ngọt và rất ngon, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, như gỏi giá bể, giá bể xào, …

 

Thịt của giá biển có vị ngọt và rất ngon

Thịt của giá biển có vị ngọt và rất ngon

Trước khi chế biến thành món ăn, giá bể thường được ngâm khoảng 6 tiếng mới hết chất bẩn. tùy vào cách chế biến, giá bể sẽ được tẩm ướp theo những loại gia vị riêng. Giá bể tường có màu vàng nghệ đẹp mắt sau khi nấu xong, hòa quyện cùng chút nước sốt, chút rau thơm và đặc biệt là chí chương của Hải Phòng thì ngon tuyệt.

 

Chân giá bể chính là phần được nhiều người yêu thích và cúng là thương hiệu của thứ hải sản này. Dài đến 5 cm, nhìn như sợi giá đỗ, nhưng ăn lại rất giòn, ngọt. Chân giá thường được người dân ở đây làm nộm, gỏi, kèm với các loại rau, ăn vừa thơm mát, lại vừa dai giòn. Một thức quà lạ, đặc biệt như này mà mua về làm quà cho người thân thì còn gì bằng đúng không nào?

  • Địa chỉ mua giá bể ngon : chợ Lương Văn Can, Hải Phòng.
 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...