Chùa Giao Tất, đất Giao Tự . Tên Keo bắt nguồn từ ý nghĩa hai thôn Giao Tự và Giao Tất gắn bó với nhau như Keo Sơn. Làng Chè thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Chùa Keo cách Luy Lâu khoảng 4km về phía đông, thờ bà Keo tức bà Pháp Vân là một trong tứ đại Phật Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) thời cổ ở Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ chùa Keo luôn luôn là nơi lui tới hoạt động của các đồng chí lãnh đạo cách mạng trong vùng. Chùa được xây dựng cách đây hàng ngàn năm, khi đạo Phật bắt đầu du nhập vào nước ta. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần trùng tu lớn còn được ghi rõ trên các bia 1611, 1638, 1787…
Chùa Keo Gia Lâm – Ảnh: Sưu tầm
Trong kháng chiến chống Pháp chùa bị hư hại nặng vì bom đạn giặc nên được trùng tu lớn vào năm 1933. Chùa Keo nằm trên một khu đất cao rộng ở nơi khu cư trú của hai làng Giao Tất và Giao Tự, trên đường thiên lý đi các nơi, có cảnh đẹp, với núi sông bao quanh. Xưa kia trước cửa chùa là một cầu đá rồi đến cổng tam quan 2 tầng, 8 mái với bia đá to ở hai bên nhưng nay tam quan không còn mà chỉ có một cổng ra vào đơn giản rồi đến sân, chùa chính, nhà thờ Mẫu, nhà thờ Tổ và khu vườn tháp.
Sân Chùa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa chính gồm tiền đường và hậu cung, ở hai đầu của tiền đường xưa là gác treo chuông, khánh. Tại 2 gian hồi có đặt tượng 2 ông Hộ Pháp đứng trên mãnh sư. Tiếp theo tiền đường là 2 dãy hành lang, mỗi dãy đặt 9 vị La Hán. Tại thềm thượng điện có 2 con nghê đá, miệng ngậm ngọc.
Trong toà thượng điện treo nhiều hoành phi câu đối. Phía ngoài đặt một hương án lớn chạm trổ rồng mây trên có đặt những tượng Phật, rồi đến một bệ xây trên đặt tượng Pháp Vân (Bà Keo) và các tượng khác.
Vườn tháp – Ảnh: Sưu tầm
Phía trong ngoài toà tam bảo còn xây một tháp ngũ giác 3 tầng với nhiều tượng Phật. Điện Mẫu và nhà thờ Tổ ở phía sau chùa chính, tại đây không chỉ có tượng Mẫu và tượng Tổ mà còn đặt nhiều pho tượng khác vì diện tích chùa chính được phục hồi nhỏ hơn trước không đủ chỗ để đặt các tượng Phật hiện có. Vườn tháp mộ của các vị sự đã viên tịch ở phía sau nhà Mẫu và có ngôi tháp 3 tầng.
Khuôn viên Chùa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa Keo có tất cả 47 pho tượng Phật, trong đó có nhiều pho tượng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII. Đặc biệt, tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị ở thế kỷ XVIII.
Khuôn viên Chùa – Ảnh: Sưu tầm
Chùa Keo còn giữ lại được 6 tấm bia đá, trong đó bia Hoằng Đinh 15 (1615) đã ghi kỹ lần trùng tu, tôn tạo chùa, 1 chuông đúc thời Cảnh Thịnh (l794), 1 khánh đồng, 8 đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, nhiều mảng chạm quí, đẹp mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Chùa Keo đã bị hư hại nhiều trong chiến tranh. Chùa được công nhận di tích lịch sử – văn hóa năm 1993.
Sập đá nguyên khối – Ảnh: Sưu tầm
Có dịp đến Gia Lâm – Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Keo, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
Nguồn: Sưu tầm internet.