VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh chưng cơm lông - Quảng Ninh | Đặc sản Tỉnh Quảng Ninh

Bánh chưng cơm lông là một loại bánh rất phổ biến trong ngày lễ Tết, cưới hỏi tại Hải Hà, Quảng Ninh. Cái làm nên sự khác biệt của bánh chưng cơm lông so với những loại bánh chưng khác chính là nhân của nó. Bên cạnh những nguyên liệu như các loại bánh chưng khác (gạo, thịt, đỗ, hạt tiêu) thì điểm khác biệt là có thêm lá cơm lông xay nhuyễn. Đây là một loại lá cây mọc rất nhiều ở địa phương, có mùi thơm, tính mát, có vị ngọt bùi và đặc biệt có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe. Khi được nấu chín hay xay nhuyễn, lá cây cơm lông còn có màu đỏ tía, cực kỳ đẹp, bắt mắt.

 

Bánh chưng cơm lông là một loại bánh rất phổ biến trong ngày lễ Tết Quảng Ninh

Gói bánh chưng cơm lông cũng giống như những loại bánh chưng khác, chỉ có điều, sau khi trải một lần gạo nếp, người bản địa còn rắc thêm một lượt lá cơm lông xay nhuyễn lên trên lớp gạo, tiếp đến lại một lớp thịt rồi thêm một lớp lá cơm lông và một lớp gạo nếp ở trên, tiếp đó bó chặt. Bánh chưng cơm lông được luộc chín trong khoảng từ 9 – 12 tiếng cho đến khi gạo nếp và nhân bánh hoà quyện, nhuyễn là đạt. Nồi bánh chưng sôi sùng sục cùng với hương bánh chưng cơm lông thơm từ căn bếp bay ra nức lòng cả một khu phố nhỏ. Bánh chưng cơm lông có vị thơm bùi rất riêng biệt, khi cắt ra để ăn, phần nhân bánh có màu đỏ tía, càng để lâu thì nhân bánh sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm trông rất bắt mắt.

 

Khi ăn, người ta lấy chính dây gói bánh để xắt thành từng lát, xếp lên trên đĩa rất đẹp mắt

Khi ăn, người ta lấy chính dây gói bánh để xắt thành từng lát, xếp lên trên đĩa rất đẹp mắt. Chỉ cần một lần được thưởng thức bánh chưng cơm lông của người Hải Hà, nhiều du khách không thể nào quên được hương vị bùi, thơm và ngậy của bánh. Vào những dịp lễ Tết, nhiều người thường đặt làm bánh cơm lông tại những gia đình chuyên gói bánh truyền thống ở Hải Hà để làm quà biếu cho người thân và gia đình hay bày làm món ăn trong mâm cỗ. Bánh chưng cơm lông thể hiện sự phong phú, đa dạng về văn hoá qua lăng kính ẩm thực, cũng như sự sáng tạo và thích nghi của người dân Hải Hà.

  • Địa chỉ mua: Hải Hà, Quảng Ninh
 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm gồm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp. Miền Nam thường có khí hậu nhiệt đới xavan Nóng và ẩm với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Hàng năm, mùa đông lạnh ẩm đặc trưng miền Bắc trái chiều với không khí đón Tết đến xuân về ấm nóng ở trong Nam.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và mang những nét độc đáo rất riêng mà không một quốc gia nào trên thế giới có được. Sự khác biệt tạo nên sự ấn tượng cho nền văn hóa của Việt Nam có thể nhắc đến như trang phục, phong tục tập quán, ẩm thực. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về văn hóa Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...