VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Cháo hà - Quảng Ninh | Đặc sản Tỉnh Quảng Ninh

Thuộc loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, hà là một loại hải sản phổ biến, có rất nhiều ở vùng biển Quảng Ninh. Hà thường sống trong những vùng nước biển trong, luồng thủy triều lên xuống mạnh, chúng chủ yếu ăn sinh vật nhỏ, phù du sống trong nước. Bề ngoài, hà có hình dạng xù xì, có hai mảnh vỏ cứng bao bọc. Để có thể tách ruột hà ra khỏi lớp vỏ cứng, người đi biển cần phải khéo tay và có dụng cụ riêng hình dạng chiếc búa nhỏ, nhọn đầu để tách được hà.

 

Cháo hà được nấu thơm ngon và bổ dưỡng

Tuy khó để đánh bắt, ruột nhỏ nhưng hà lại là một loại hải sản ngon, mát, có giá trị dinh dưỡng cao. Cháo hà vùng biển Quảng Ninh tương đối giống với cháo trai ở vùng đồng bằng nhưng loại cháo này lại không hề tanh mà có vị thơm ngon dễ chịu và dễ ăn.

 

Hà lại là một loại hải sản ngon, mát, có giá trị dinh dưỡng cao

Để nấu được cháo hà ngon, người đi chợ nên lựa chọn mua hà vừa được đánh ra, phần bầu to vừa, đều nhau và tươi ngon. Hà đem về, rửa thật sạch cặn chừng 2-3 nước, để ráo. Người chế biến cần phải lưu ý nhặt hết cặn hoặc đá còn lẫn bên trong hà để không gây ra cảm giác sạn, khó chịu khi ăn. Tiếp đó, hà được cho vào phi với hành, mỡ thật thơm cho đến khi săn lại thì đổ riêng ra. Cách chế biến này không những giúp cho hà chín, mà còn khử được mùi tanh của hà. Cháo hà rất dễ ăn, bổ dưỡng, dùng khi nóng hổi là ngon nhất. Sẽ là một thiếu sót nếu người nấu không thêm vào bát cháo hà thơm ngậy một số gia vị như mùi tàu, rau răm, hành hoa và tiêu bắc vừa ăn.

Giá thành: 40,000 VNĐ/ bát

Địa chỉ: Cháo hà Cô Hằng – 42 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hạ Long, Quảng Ninh

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Lễ hội là một trong những nét đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng tôn giáo dân tộc làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nhiều lễ hội. Lễ hội được tổ chức để ghi nhớ các sự kiện văn hóa. Tinh thần cộng đồng là bản chất của mỗi lễ hội. Có 2 phần trong các lễ hội: lễ và hội. Lễ là để bày tỏ sự tôn trọng với thiên tính và ước mơ của mọi người về sức khỏe, sự giàu có, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và người thân. Hội là những đặc điểm độc đáo về văn hóa, cộng đồng, tôn giáo, v.v. Hai lễ hội truyền thống lớn nhất là Tết Nguyên đán và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Trong Tết Nguyên đán, mỗi vùng đều có những lễ hội khác để tổ chức như Hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, Hội Gióng ở Sóc Sơn, Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội. Ngày giỗ Tổ Hùng vương được tổ chức hàng năm từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch. Nó được tổ chức để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Với nhiều danh lam thắng cảnh được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và bề dầy không gian văn hóa vùng miền độc đáo, Việt Nam là mảnh đất huyền thoại, cũng là kho chất liệu hấp dẫn để các nhà làm phim khai thác lâu dài.

Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!

Theo sự thăng trầm của lịch sử dân tộc, phong tục tập quán của người Việt cũng không ngừng được đổi mới theo trào lưu của xã hội. Một trong những phong tục lâu đời và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử là tục ăn trầu. Đây là một phong tục có từ thời Hùng Vương và có nguồn gốc từ truyện sự tích Trầu Cau và tục lệ này đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho tình anh em, vợ chồng của người Việt. Không chỉ có tục lệ ăn trầu, Việt Nam còn có một tục khác ra đời từ xa xưa đó chính là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết – Tết cổ truyền.

Chợ Hàng (Hải Phòng) trước đây là chợ của một làng cổ có tên Dư Hàng (thế kỷ 17-18). Khu vực làng Dư Hàng trước đây là vùng đất nông nghiệp và là đầu mối giao thông nên chợ Hàng trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi, mua bán cây, con giống và đồ dùng nhà nông. Quá trình đô thị hóa lan ra các vùng ven, do vậy ngày nay chợ Hàng đã nằm trọn trong nội đô, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Dù đã trải qua bao năm tháng, nhưng những tập quán trao đổi những hàng hóa nông nghiệp của c