Sá sùng ở Quảng Ninh là loại sá sùng nhỏ, khi nó khô lại , thân chỉ dài khoảng chừng 8 – 10am. Xứ sở của sá sùng chính là vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là tại các xã Quan Lạn, Minh Châu bởi con sá sùng ở đó lớn và có vị ngon nhất. Sá sùng sống trong những bãi cát có nước triều lên xuống. Người đào sá sùng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có kỹ thuật và động tác điệu nghệ như người nghệ sĩ múa trên cát.
Sá sùng chính là con trùn biển hay có nơi còn gọi là sâu đất, chặt khoai, giun biển, địa sâm, con cạp đất,… Tại Việt Nam, Quảng Ninh là vùng biển đặc biệt có rất nhiều sá sùng. Con sá sùng màu nâu đỏ, nhìn sơ qua có hình dạng giống con giun đất, trên mình có các sợi vân nhỏ li ti, tuy nhiên kích thước lớn hơn và ruột chứa toàn cát.
Sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng như glyxin, glutamic, axit amin, succinic và nhiều taurine, khoáng chất. Dựa theo quan niệm Đông y thì sá sùng có vị ngọt, tính mát, chủ trị các chứng tâm hàn, bổ dương khí. Ngày xưa, người ta thường dùng sá sùng chủ yếu như một dạng tôm khô sử dụng trong các loại nước dùng, nước lèo đậm đà của các món bún, phở. Ngày nay, sá sùng có trong thực đơn của các nhà hàng hải sản, đặc biệt là món nướng.
Người Vân Đồn chế biến nhiều món xào rất ngon với sá sùng tươi như xào với su hào hoặc tỏi đều rất thơm ngon hấp dẫn. Ngoài ra, con sá sùng tươi có thể chế biến thành các món xào chua ngọt, làm gỏi, chiên hoặc ướp muối ớt nướng. Nhiều nhà hàng thường dùng món ăn này để mời khách lai rai cùng với bia, giống như mực khô nướng xé nhỏ vậy. Sá sùng vừa giòn, mềm, lại dai dai, beo béo, ngòn ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
-
Giá thành: 2,500,000 – 4,000,000 VNĐ/ kg
-
Địa chỉ mua: chợ Hạ Long hoặc ra đảo Quan Lạn
Nguồn: Internet.
Áo dài không chỉ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của phụ nữ Việt mà nó còn thể hiện sự kín đáo, e lệ và sức cuốn hút lạ lùng. Áo dài ngày nay càng trở nên đa dạng về hình dáng cũng như màu sắc, họa tiết nhưng nó vẫn luôn giữ được vẹn nguyên hình dáng vẻ truyền thống sẵn có.
Ẩm thực chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt và đặc trưng của từng quốc gia trên thế giới. Nếu như khi nhắc đến sushi mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ ngay đến Nhật Bản, món kimchi gắn liền với Hàn Quốc, Thái Lan với món ăn nổi tiếng như tomyum, xôi xoài thì khi nhắc đến Việt Nam chắc chắn du khách sẽ không thể nào bỏ qua được món phở, bánh mì, bánh xèo, bún nem cua bể.
Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).
Nằm bên bờ Ka Long, dòng sông biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đền Xã Tắc, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, không chỉ là nơi thờ tự, thực hành các tín ngưỡng văn hóa dân gian của cư dân nơi đây mà còn có ý nghĩa như cột mốc văn hóa, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Mới đây, di tích lịch sử - văn hóa hàng trăm năm tuổi này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia bởi những giá trị đặc sắc....