Ngôi chùa Ba Vàng Quảng Ninh nổi tiếng linh thiêng và bề thế (Nguồn: Sưu tầm)
Bên cạnh các địa điểm Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô… thì du lịch chùa Ba Vàng hiện nay là hành trình không thể bỏ qua khi đi du lịch Quảng Ninh. Cùng khám phá về điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng này qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về chùa Ba Vàng
1.1. Du lịch chùa Ba Vàng ở đâu?
Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) nằm trên lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa tọa lạc trên một vị trí rất đẹp ở độ cao 340m, phía trước là sông dài, phía sau tựa lưng vào núi và hai bên là rừng thông trải dài xanh ngát.
Du lịch chùa Ba Vàng là đến với vùng đất Phật linh thiêng, huyền bí được xây dựng ở vị trí có đầy đủ các yếu tố sông dài nằm phía trước, đằng sau là núi cao, hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ – một mỹ cảnh làm đắm say lòng người.
Địa thế tuyệt vời của chùa Ba Vàng (nguồn: Sưu tầm)
1.2. Lịch sử hình thành chùa Ba Vàng
Chùa được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Trải qua thời gian cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa Ba Vàng đã trở thành phế tích. Vào năm 1988, chùa được tôn tạo, trùng tu lại bằng gỗ. Đến năm 1993 thì chùa được xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu hết không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.
Trải qua năm tháng chùa đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo. Vào tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của nhiều tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp ngôi chùa Ba Vàng một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô lớn, khang trang và đẹp đẽ. Ngày nay, chùa trở thành một trong những địa điểm du lịch Quảng Ninh thu hút mà du khách nhất định phải ghé thăm.
Chùa thờ Phật, Mẫu và Đức Ông. Trong chùa có nhiều pho tượng bằng gỗ được đặt ở các vị trí khác nhau như Quan âm bồ tát, Phật A Di Đà, Tam Bảo, Tam thế, Ông Thiện, ông Ác…
Hình ảnh chùa Ba Vàng Quảng Ninh (nguồn: Sưu tầm)
1.3. Kiến trúc chùa Ba Vàng có gì đặc sắc?
Khi du lịch chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, các bạn sẽ được ngắm nhìn những kiến trúc đặc sắc như:
- Bức tượng Phật A Di Đà: làm bằng gỗ được mệnh danh to đẹp nhất miền Bắc của Việt Nam.
Hệ thống tượng pháp trong chùa làm bằng gỗ có kích thước lớn (Nguồn: Sưu tầm)
- Hàng loạt các pho tượng bề thế cao trên 2m: như tượng Tam Thế, tượng Quan Âm…
- Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m: tọa lạc trên tòa sen cao 2,8m, có sức nặng tới 80 tấn. Bức tượng được làm bằng đá granite nguyên khối và được chạm khắc bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân Việt Nam.
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ tát bằng đá trắng uy nghi cao 10,8m (Nguồn: VOV)
- Giếng nước khổng lồ, quanh năm không bao giờ cạn: gắn liền với sự tích, ai được uống một ngụm nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu trừ, sức khỏe bền lâu và viên mãn đến già.
- Lầu Chuông, lầu Trống: với những nét hoa văn chạm khắc vô cùng tinh xảo tỉ mỉ. Các bạn có thể thả hồn vào không gian thanh tịnh và trầm mặc nơi cửa Phật linh thiêng.
Chùa Ba Vàng còn có các công trình như khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông được thiết kế hài hòa, liên hoàn tạo thuận lợi cho các nhà sư hành đạo cũng như Phật tử đến chùa lễ Phật (Nguồn: Sưu tầm)
2. Kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng từ A – Z chi tiết nhất dành cho bạn
Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm du lịch chùa Ba Vàng dành cho bạn:
2.1. Thời điểm thích hợp để đi du lịch chùa Ba Vàng
Thời điểm thích hợp nhất bạn nên đi du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào lúc khai hội chùa mùng 8 tháng Giêng âm lịch và Lễ hội hoa cúc tổ chức ngày 9/9 âm lịch. Đây là ngày tết cổ xưa của người Việt, gọi là tết Trùng Dương hay ngày tết hoa cúc.
Bên cạnh đó, chùa Ba Vàng cũng thường tổ chức các khóa tu theo từng tháng. Các bạn trẻ sẽ được nghe các thầy và sư trụ trì chùa Giảng Pháp. Giúp các bạn sớm hình thành nhân cách, tâm hồn đẹp và nền tảng tâm lý vững chắc khi phải đối diện với những khó khăn trong tương lai. Đồng thời, hoạt động này còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Nên du lịch chùa Ba Vàng vào dịp Lễ hội hoa cúc (nguồn: Sưu tầm)
2.2. Phương tiện di chuyển khi du lịch chùa Ba Vàng
Nếu bạn chọn tour du lịch chùa Ba Vàng thì không phải lo phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, với du khách du lịch chùa Ba Vàng tự túc có thể lựa chọn các phương tiện sau:
- Phương tiện công cộng: tất cả bến xe ở Hà Nội (Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Lương Yên…) đều có tuyến Hà Nội – Uông Bí (khoảng 100.000 VNĐ/lượt). Sau khi tới thành phố Uông Bí, bạn có thể di chuyển bằng xe ôm hoặc taxi đến chùa Ba Vàng (dao động 50.000 VNĐ/lượt).
- Phương tiện cá nhân: “phượt” bằng xe máy là trải nghiệm rất thú vị, cung đường Hà Nội – Uông Bí cũng khá đơn giản. Bạn có thể di chuyển theo hướng cầu Chương Dương – Bắc Ninh – Quốc Lộ 18 là đến được thành phố Uông Bí. Từ đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đi đến chùa Ba Vàng bằng cách sử dụng Google Map hoặc hỏi người dân địa phương.
Xe máy – Phương tiện được các bạn trẻ lựa chọn nhiều với ưu điểm thuận tiện khi di chuyển, chủ động thời gian (Nguồn: Sưu tầm)
2.4. Cần lưu ý gì khi du lịch chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh?
Chuẩn bị du lịch chùa Ba Vàng
- Ăn mặc lịch sự, kín đáo, gọn nhẹ, nếu mặc không đúng quy định sẽ được Cán bộ ban quản lý chùa nhắc nhở và không được đi qua cổng chùa.
- Nên đi giày bệt hoặc giày thể thao chắc chắn và êm chân. Không nên đi giày cao gót bởi thời gian ngắm cảnh rất dài và có nhiều nơi cần tham quan.
- Nên đổi trước tiền lẻ ở nhà để thuận tiện cho việc đi lễ, cúng cầu…
Du lịch chùa Ba Vàng cầu gì? Rất đông du khách làm lễ cầu sức khỏe, bình an tại chùa Ba Vàng (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý khi tham quan, chiêm bái tại chùa Ba Vàng
- Để xe cộ đúng nơi quy định, tuân thủ các chỉ dẫn của nhà chùa.
- Không sử dụng ngôn từ bất lịch sự, lớn tiếng. Hãy nói nhỏ nhẹ, ôn hòa và lịch sự.
- Không chen lấn, xô đẩy khi đi. Hãy giúp đỡ, nâng bước người già và trẻ nhỏ.
- Không mang theo vũ khí, chất gây cháy nổ, các chất ma túy, gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.
- Không đi vào những khu vực có biển Cấm vào và nội viện của Tăng Ni.
- Không tự ý xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Tuyệt đối không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.
Nên chú ý giữ gìn trật tự, vệ sinh và cư xử đúng mực trong quá trình tham quan chùa (Nguồn: Sưu tầm)
- Không được đặt tiền bừa bãi. Lễ phẩm cúng phải được bày soạn trang nghiêm, tiền cúng dường Tam Bảo bỏ vào hòm công đức hoặc đến bàn ghi nhận công đức.
- Không bẻ cành, hái hoa, trèo cây, vẽ bậy… để giữ gìn cảnh quan chung của chùa.
- Cấm các hoạt động ăn xin, bói toán, phát tờ rơi, mua bán, đổi tiền lẻ… trong khuôn viên chùa.
- Các đoàn khách du lịch cần có hướng dẫn viên để thuyết minh đúng thông tin về chùa.
- Nam nữ không cười đùa, trêu ghẹo, tán tỉnh, ôm hôn nhau.
- Nếu muốn mua sắm thì nên hỏi người dân địa phương để biết các cửa hàng bán đồ uy tín, giá tốt.
Du khách nên tuân thủ các quy định khi tham quan, làm lễ tại chùa Ba Vàng (nguồn: Sưu tầm)
2.5. Du lịch chùa Ba Vàng ăn gì?
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi chùa Ba Vàng và còn băn khoăn chưa biết ăn gì thì hãy tham khảo các món sau đây:
- Chả mực: hương vị ngon hấp dẫn được chế biến từ mực tươi tại Hạ Long, được giã tay và trộn đều với gia vị để làm chả.
Chả mực Quảng Ninh một trong những món ngon nổi tiếng nhất định bạn nên thử (Nguồn: Sưu tầm)
- Rượu mơ Yên Tử: rượu mơ ở đây ngon miễn bàn. Rượu còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: giảm bệnh lo âu và stress căng thẳng, điều trị bệnh đường ruột, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh, bệnh mất ngủ…
Đặc sản rượu mơ Yên Tử (nguồn: Sưu tầm)
- Gà đồi Tiên Yên: gà được nuôi tự nhiên thả trong vườn, tự chạy đi kiếm ăn, do vận động nhiều nên thịt rất săn chắc, thớ thịt ngon ngọt.
- Con ngán: gần giống với con ngao, nhưng vị ngon ngọt hơn rất nhiều.
Nguồn: Sưu tầm internet.