VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Chùa Bồ Đề – Hà Nội

Du lịch Chùa Bồ Đề - Hà Nội

  • Tên gọi : Chùa Bồ Đề,Chùa Ni , Thiên Sơn tự, Thiên sơn cổ tích tự
  • Tọa lạc:
    phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội (trước kia thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), cách bờ bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về phía Nam.
  • Năm xây dựng : 1874
  • Người xây dựng : đại sư Thích Nguyên Biểu

Chùa Bồ Đề tên chữ gọi là Thiên Sơn tự, hay Thiên Sơn cổ tích tự. Chùa nằm bên phía bờ Bắc sông Hồng, cách chân cầu Chương Dương chừng 300m. Chùa Bồ Đề thuộc thôn Phú Yên, Xã Bồ Đề, Huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà nội (nay là quận Long Biên, Hà Nội ). Bồ Đề là một vùng đất lịch sử, trước đây đã từng là đại bản doanh của Lê Lợi (còn gọi là dinh Bồ Đề) trong công cuộc chống giặc Minh. Chữa rõ dinh Bồ Đề cụ thể ở đâu, nhưng có thể khẳng định Dinh chùa Bồ Đề ở gần Chùa Bồ Đề.

Chùa Bồ Đề được vào Thăng Long bát cảnh (8 cảnh đẹp kinh thành) được đưa vào thơ Vinh cảnh như sau:

  • Ngự lâu quan đào (Lầu ngự xem sóng)
  • Khánh sơn tịnh chiếu ( Nắng chiều trên núi Khán Sơn)
  • Thanh Trì vấn tân ( thăm bến Thanh Trì)
  • Bồ Đề viễn diễu (Bồ Đề xa trông)
  • Báo Thiên hữu chung (Chuông chùa Báo Thiên)
  • Bạch Mã sấn thị ( họp chợ Bạch Mã)
  • Nhị hà hải phàm (buồm biểu ở sông Nhị)
  • Lãng Bạc ngư ca (tiếng hát nhà chài trên hồ Lãng Bạc)

Sở dĩ ở đây có tên Bồ Đề là vì ngày xưa trên đât này có 2 cây Bồ Đề rất lớn, không biết hay cây Bồ Đề đó bị mất từ bao giờ, chỉ biết trong bài thơ “Qua bến Bồ Đề hoài cổ” của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) có câu:

“Bồ Đề nhị thụ kim an tại

Cổ độ do tồn cổ thụ thanh…”

Nghĩa là :

Hai cây Bồ Đề nay ở đâu

Mà bến cũ còn lại tên của cây xưa

Chùa Bồ Đề có từ bao giờ, hiện nay chưa có tài liệu nào xác định được niên đại của chùa, kể cả trong kí sử và các sách nhà Phật. Ngôi chùa hiện nay, theo sự đánh giá của các nhà chuyên môn , thì kiến trúc của chùa hoàn toàn là kiểu đời nhà Nguyễn, hòa thượng Thích Tâm Tịch , trước đây đã từng tu hành tại chùa Bồ Đề cho biết, chùa được xây dựng lại hoàn toàn vào năm Giáp Tuất (Tự Đức) trên nên chùa cũ. Như vậy chùa Bồ Đề hiện nay được xây vào năm 1874. Trong tấm bia “Trùng caias THiên SƠn tự bi kí” còn giữ ở chùa, ghi lại việc tu sửa chùa Thiên Sơn (Bồ Đề) nói rõ : Bia được dựng vào năm Hoàng ĐỊnh thứ 15 (1614) . Như Vậy chùa phải được xây dựng trước năm tấm bia được dựng một thời gian dài.

Có lẽ chùa Bồ Đề đầu tiên được xây dựng vào đời nhà Lý hoặc Trần, đó là thời kì Phật Giáo rất thịnh và sau đó đời nhà Lê đề cao Nho Giáo. Lê Lợi khi lên ngôi đã bắt các tăng đạo phải thi khảo hạch, ai trúng tuyển được tu hành tiếp, ai không thi được phải hoàn tục và Năm Quang Thuận thứ 2 có sắc lệnh cấm làm thêm chùa mới.

Cũng có lẽ chùa Bồ Đề được xây dựng cùng với Ni gian trồng hai cây Bồ Đề, vì cây Bồ Đề có gắn – cử đạo Phật, Bồ Đề có gốc từ tiếng Phạn là a) có nghĩa là: Đạo, Giác (giác ngộ, đạo lý,

suốt). Còn cây bồ đề là giáo thụ, theo gốc chữ n là Pippala, là loại cây cao và to. Đức Thích , đã ngồi dưới cây đó để tham thiên cho đến khi đốc quả bồ đề tại khu rừng Phật Là La trong núi Tượng Đầu. .

| Tên Bồ Đề rất phổ biến ở vùng này, ở đây có bến Bồ Đề, khúc sông này gọi là sông Bồ Đề, chùa Bồ Đề, xã Bồ Đề. Tất cả đều bắt nguồn từ hai cây bồ đề cổ thụ, mà dấu tích chỉ được còn ghi trong sử sách. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến hai cây bồ đề mọc ở đây, nên dinh vua được gọi là dinh Bồ Đề3).

| Chùa Bồ Đề ngày nay có nhà thượng điện, ở chính giữa thờ Phật, gian bên phải là nhà thờ Tổ, gian bên trái là nhà thờ Mẫu. Trải qua thời gian và những giai đoạn thăng trầm theo lịch sử từng thời, giữa thế kỷ XIX, chùa Bồ Đề bắt đầu xuống cấp và ít người coi sóc, thì sư Thích Nguyễn Biểu, tự hiệu là Nhất Thiết đại sự tìm đến chùa (1835 – 1906).

| Bia lịch sử chùa Bồ Đề ghi lại rằng: “Tổ chính quán thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá, dòng phái họ Phạm, nhà Nho giáo đã ra đời khoa bảng, yêu nước không làm quan nhà NGuyên. Tổ từ khi niên thiếu sớm nhận thấy : ” Mộng thế phù hoa, thân người giả hợp” bèn quyết trí từ giã song thân xuất gia cầu đạo giác ngộ. Năm 17 tuổi, được đắc độ thụ pháp đệ tứ ở chùa Vĩnh Nghiêm..

Năm 1874 , Tổ mở lòng từ Bi thuận theo tấm lòng, thỉnh cầu và quý mến 2 chữ Bồ Đề nên Tổ về chùa đây, kiến lập đạo tràng, hoằng, sinh, làm chùa, tô tượng, dựng nhà pháp bảo. ván kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa. In phân lược ký ni, nghi phạm và soạn thành K tung Bồ Đề, gồm hai tập thượng, ha”. Trong năm ở chùa Bồ Đề, Hoà thượng Thích Nguy Biểu đã hết lòng hóa độ tứ chúng, công đức của Tổ thứ nhất của chùa Bồ Đề. Hòa thượng thật là sâu rộng và ông được coi là vị tôt thứ nhất của chùa Bồ Đề.

| Tổ viên tịch ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (1906) thọ thế 71 tuổi và tuổi hạ (tuổi tu) là 50.

Hệ thống đăng truyền như sau:

1. Đệ nhất đại: Tổ sư Thích Nguyên Biểu

2. Đệ nhị: A- Hoà thượng Thích Thanh Trấn

b- Hoà thượng Thích Quảng Ích

c- Hoà thượng Thích Quảng Gia

3. Đệ tam đại: Hoà thượng Thích Thượng Bảng

4. Đệ tứ đại: Tỳ khưu Thích Tâm Tịch

Từ năm 1951, ông chuyển về chùa Quán Sứ, SỰ thấy Đàm Thanh thay ông và hiện nay chùa B0 do sư thầy Thích Đàm Lan trông nom.

Sang thế kỷ XX, nhất là khi Hội Phật giáo V Nam được thành lập, thì chùa Bồ Đề trở thành nơi đào tạo ni (sư nữ), cùng với chùa Quán Sứ đào tạo tăng (sư nam). Đây là hai trung tâm lớn nhất của – Kỳ. Trường đào tạo ni ở chùa Bồ Đề đã tồn tại A mấy chục năm rất đông đúc, đào tạo được khá là ni sư Phật tử do Hòa thượng Trí Hải trông – Đến năm 1946 là năm toàn quốc kháng chiến, nhà trường phải chuyển đi nơi khác.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.