VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Chùa Thiên Niên

Du lịch Chùa Thiên Niên

Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • Tên gọi : Chùa Thiên Niên, Thiên Niên cổ tự, Chùa Sài, Chùa Trích Sài
  • Tọa lạc: sát bờ hồ Tây, thuộc làng Trích Sài, phường Bưởi, giáp ranh với phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
  • Năm xây dựng : Thời Lý Nam Đế
  • Người xây dựng: Chưa xác định

Chùa Thiên Niên có tên chữ là Thiên Niên Cổ tự ( Chùa cổ Thiên Niên) , chùa còn có tên là chùa Sài và tên địa phương gọi là Chùa Trích Sài.

Chùa ở thôn Trích Sài, cụm 10, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Chùa Thiên Niên chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ Mẫu và hợp tự thờ Bà Chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô, thứ phi của Lê Thánh Tông, là người đã truyền nghề dệt lĩnh cho cả vùng Bái Ấn, Nghĩa Đô, Trích Sài…

Hàng năm đến ngày 5 tháng giêng âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Bà. Ngoài ra, chùa còn thờ Đà Quốc công Mạc NGọc Liễn là người đã đóng góp nhiều ruộng để xây dựng chùa ở thời Mạc.

Theo Truyền thuyết, chùa được xậy dựng từ lâu đời tren cơ sở chùa Bát Tháp từ thời Lý Nam Đế. Cuối thời Lê có quan thái bảo Đà Quốc công sửa lại chùa và từ năm Thành Thái 5 (1893) Hồ Tây. Mặt bằng của chùa có Tam Quan, sân, vườn, chùa chính, nhà Mẫu, nhà Tổ, tăng phòng, bếp, vườn tháp của các sư tổ đã viên tịch. CHùa chính( tức tòa Tiền đường) gồm 4 mái, lợp ngói ta, bờ nóc thẳng ở giữa có đắp nỏi 3 chữ “Thiên Niên tự”. Tòa Thượng điện là ngôi nhà dọc 4 gian nối với tiền đường. Tòa nhà Mẫu, nhà Tổ nối dọc với thượng điện, tiếp theo là khu tăng phòng và nhà bếp. Nhìn chung kiến trúc điêu khắc chạm trổ không có gì đặc biệt, riêng hệ thống tượng thờ là đáng chú ý.

Trên Tam bảo ta thấy 38 pho tượng đẹp, quý hiếm được làm theo hệ thống: Bộ tượng Tam thế tác vào đầu thế kỷ XVIII, bộ tượng A DI Đà Tam tôn, tượng Thích Ca ngồi ở giữa, tượng Quan Âm tọa sơn. Sát tường 2 bên của Thượng điện là bộ tượng Thập điện được tạc dưới dạng phù điêu, tượng được tạo tác rất đặc biệt, 10 vị Thập điện đều thể hiện những nét riêng. Đây là bộ tượng đẹp mang niên đại thé kỷ XIX. Ngoài ra, còn hoàng phi, câu đối, cửa võng, khám gỗ, ngai, chuông đồng “Thiên Niên tự chung” đúc năm Thành Thái 12, bia sớm nhất là Vĩnh Thịnh 5 (1790), 1 bia kể công tích của Thái bảo Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, 1 bia nói về bà Phan Thị Ngọc Đô và nghề dệt lĩnh, còn lại là bia hậu…

Chùa được công nhận là DI tích lịch sử- văn hóa năm 1992.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.