VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Nem nướng Xuân Dần - Hà Nội | Đặc sản Thành phố Hà Nội

Nem nướng Xuân Dần tọa lạc giữa lòng thủ đô nhộn nhịp, quán cuốn ngon dành cho dân sành ăn. Quán chuyên phục vụ các món đặc sản Nha Trang. Món ăn được ưa chuộng nhất ở đây phải kể đến nem nướng với hương vị đậm đà và có chút dân dã. Nem được nướng kỳ công trên bếp than hoa, thơm lừng ngấm vị và không hề có cảm giác ngấy. Ăn cùng ram chiên giòn, rau củ và sốt chấm với độ mặn ngọt vừa phải. Không gian quán sạch sẽ, ấm cúng cùng nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình là một trong những điểm cộng lớn của Nem nướng Xuân Dần. 

Thưởng thức nem nướng tuyệt hảo tại Nem nướng Xuân Dần
Thưởng thức nem nướng tuyệt hảo tại Nem nướng Xuân Dần 

Địa chỉ: 

  • Cơ sở 1: 155 Đội Cấn, Phường Ngọc Hồi, Q. Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 2B Phủ Doãn, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 3: TT 13 Khu Văn Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.

Chính thức là tiếng Việt (ngôn ngữ của người Việt (người Kinh)). Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết...

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).