VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh gật gù Tiên Yên - Quảng Ninh | Đặc sản Tỉnh Quảng Ninh

Ở Quảng Ninh, cụ thể là tại huyện Tiên Yên có món bánh với cái tên rất ngộ nghĩnh đó là “bánh gật gù”, bánh này cùng với món gà đồi Tiên Yên là đặc sản ngon ở nơi đây. Về nguồn gốc của cái tên “bánh gật gù” nhiều người cho biết: trước kia ở làng Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở để bán. Vì người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, chiếc bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống (như người gật đầu ngả nghiêng lên xuống), khi ăn chấm vào nước mắm thấy rất ngon miệng, nên cái tên “gật gù” này mang ý nghĩa và xuất phát từ đó.

 

Bánh gật gù chỉ có tại Tiên Yên

Bánh gật gù được làm từ loại bột gạo tẻ có vẻ bề ngoài gần giống với bánh phở và bánh cuốn rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột phải cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo dai lại vừa mềm mịn. Cách làm bánh gật gù về hình thức thì giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ loại gạo ngon, ngâm trước. Bí quyết để làm bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một chút cơm nguội để bánh ngon hơn, ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá.

 

Bánh dẻo trắng và thơm vô cùng

Bánh gật gù cũng cần có nước chấm, thông thường, nước chấm được làm khá cầu kỳ. Chưng nước mắm cùng với mỡ gà, hành phi và cho thêm một chút thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là món khâu nhục (thịt hầm nhừ). Nếu không ăn hết, bỏ vào tủ lạnh, ngày hôm sau cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm cùng với nước ninh xương như bún và phở cũng ngon tuyệt.

 

Nước sốt ăn kèm với bánh gật gù

Bánh gật gù mềm mại, mát lạnh hòa quyện vị ngậy bùi của miếng khâu nhục, cùng với nước chấm mỡ gà đồi, ai đã ăn rồi sẽ còn muốn ăn nhiều lần nữa. Người dân địa phương hay bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm cực kỳ hữu hiệu.

  • Giá thành: 15,000 VNĐ – 25,000 VNĐ/ suất

  • Địa chỉ: chợ đêm Hạ Long, chợ Hạ Long 1, chợ Hạ Long 2

  • Số 32 Hòa Bình, thị trấn Tiên Yên, Quảng Ninh

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.

Việt Nam có diện tích 331.212 km², đường biên giới trên đất liền dài 4.639 km, đường bờ biển trải dài 3.260 km, có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua vịnh Thái Lan và với Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia qua Biển Đông. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lý tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa (bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa

Là nền kinh tế của một nước đang phát triển. Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đã dần hồi phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Sau năm 1986, với Chính sách Đổi Mới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999...

Văn hóa Việt Nam là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất trong khu vực Thái Bình Dương. Tuy nằm cạnh hai nền văn hóa lớn là văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, Việt Nam vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, thể hiện qua nhiều mặt như các các phong tục truyền thống vẫn còn tồn tại đến ngày nay đời sống của người Việt hay nền văn học dân gian phong phú độc đáo. Có thể nói văn hóa của Việt Nam là sự pha trộn đặc biệt giữa nhiều nền văn hóa cổ xưa cùng với văn hóa bản xứ của người Việt, ngoài ảnh hưởng lớn nhất của Trung Hoa cũng có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Chàm, và sau này ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây (Pháp, Nga, Mỹ).