Nếu bánh gio không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Đoan ngọ, thì bánh khâu thuy cũng không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng của người dân tộc Tày.
Tuy chỉ là những chiếc bánh nhỏ xíu, nhưng để làm ra được chiếc bánh khâu thuy thì phải mất khá nhiều công sức. Từ việc ngâm nếp thôi cũng phải dùng nước luộc bèo tây (lục bình), rồi thì tro của cây vông hoa đỏ, thêm chút rượu và không thể thiếu một thứ nữa là khoai sọ.
Sau khi đồ chín nếp và khoai sọ, là tới bước giã nhỏ trong cối (đây là bước mất nhiều công sức nhất). Tới khi thật nhuyễn thì đổ vào một cái mẹt và cán mỏng, rồi đem đi phơi khô cất chờ tới Tết hoặc ngày hội mới.
Khi đó bánh được cắt thành từng viên nhỏ, cho vào nước mật mía đun sôi, sau đó cho vào bột gạo rang dã nhuyễn để làm khô mật.
Tất cả các công đoạn làm phải thật cầu kỳ thì mới cho ra chiếc bánh khẩu thuy vừa đẹp, vừa thơm, mềm hấp dẫn được. Để thưởng thức được loại bánh trứ danh này, bà con nên đến vào dịp gần Tết, sẽ dễ dàng được thưởng thức hơn.
Nguồn: Internet.
Đặc sản mỗi vùng miền Việt Nam mang trong mình lối sống địa phương và tinh hoa thiên nhiên nơi đó. Miền Bắc trân trọng những công thức nấu ăn tinh tế, như bát bún thang ngon phải được chuẩn bị trong nhiều giờ. Tại miền Trung, truyền thống ẩm thực hoàng cung và gia vị đặc trưng hòa quyện trong những món ăn độc đáo như cơm sen hay nem lụi. Cá kho tộ và canh chua miền Nam thì đến từ nguồn thủy sản dồi dào, niềm tự hào của đồng bằng sông Cửu Long.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.
Lạng Sơn, vùng đất địa đầu của Tổ quốc, vào những ngày xuân nên thơ hơn với những triền đào phai khoe sắc, những vườn mơ nở trắng xóa trải dài. Du xuân nơi xứ Lạng, du khách không chỉ được khám phá cảnh đẹp núi non hùng vĩ mà còn được hòa mình trong không gian văn hóa tâm linh của cư dân nơi này như: Hội đền Kỳ Cùng, Hội đền Tà Phủ, Lễ hội Đồng Đăng, chùa Thành, chùa Tam Thanh, chùa Tiên…