VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Bánh ngải - Bắc Kạn | Đặc sản Tỉnh Bắc Kạn

Bánh ngải là một trong 27 đặc sản của Bắc Kạn - VietFlavour.Com

Trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có cho mình những đặc sản độc đáo thơm ngon, những loại bánh mang hương vị rất riêng. Và có một loại bánh chỉ duy nhất người Tày mới có đó chính là Bánh Ngải.

Bánh ngải mang màu xanh của thiên nhiên, hình dáng và cách làm cũng giông giống với bánh dày của người đồng bằng. Bánh ngải không khó làm, tuy nhiên để bánh được ngon thì cần có bàn tay khéo léo của người thợ và lựa chọn những nguyên liệu kỹ lưỡng.

Loại nếp để dùm làm bánh là nếp hương không pha gạo tẻ thì bánh mới thơm và dẻo. Bánh là sự kết hợp hòa quyện giữa cái vị hăng hăng, thơm thơm mới lạ của lá ngải kèm cái dẻo ngọt của nếp của đường.

Bánh ngải dễ ăn lại không ngán, nếu có cơ hội về đến vùng núi cao dân dã hoang sơ và bình dị, được thưởng thức món ăn này chắc có lẽ sẽ để lại một ấn tượng khó phai trong lòng người du khách.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Những con phố vẽ nên cuộc sống của người Việt. Phố xá ở đây không chỉ để đi lại. Đường phố và vỉa hè còn là nơi buôn bán, ăn uống, là điểm hẹn hò bên ly cà phê, là nơi cắt tóc hay nghỉ ngơi. Các thành phố lớn luôn tràn đầy sức sống với tiếng rầm rì của hàng triệu chiếc xe máy, nơi bạn có thể cảm nhận một nguồn năng lượng không ngừng sục sôi trên mỗi con đường.

Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...

Được sự hỗ trợ của chính quyền và ngành văn hóa địa phương, 132 hộ gia đình người dân tộc Ba Na, nhánh Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã xây dựng thành công Làng du lịch cộng đồng, là điểm đến của du khách gần xa khi tới Kon Tum. Với việc mở ra một ngành kinh tế mới, du lịch cộng đồng đang giúp người dân Kon Trang Long Loi có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây còn là cơ hội tốt để người dân bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tr