Bánh tài lồng ệp là một món ăn độc đáo theo cách chế biến của người dân tộc Sán Dìu tại Quảng Ninh. Dựa theo chuyện kể của những người già thì người Sán Dìu vốn có truyền thống làm nông nghiệp rất giỏi. Bánh tài lồng ệp cũng được chế biến khéo léo từ chính những sản phẩm nông nghiệp được trồng, cấy. Bánh mang hình tròn không chỉ là món ăn ngon mà còn thể hiện tín ngưỡng thờ cúng Trời – Đất của người Sán Dìu.
Thông thường, bánh tài lồng ệp được làm để cúng lễ hoặc thưởng thức trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết hay hội hè. Phổ biến nhất, bánh sẽ được làm vào dịp Tết Nguyên đán và dịp đầu xuân mới. Để làm bánh, người Sán Dìu lựa chọn các nguyên liệu, loại gạo ngon nhất được trồng cấy ở những mùa vụ trong năm. Để bánh tăng thêm hương vị, nguyên liệu làm bánh còn có thêm lạc, vừng, gừng già,… Trước hết, gạo nếp ngon được cho vào cối đá để giã nhuyễn thành bột. Ngày nay, người ta làm bánh dễ dàng hơn bằng cách đưa gạo đi xay, nhưng vẫn có nhiều người cho rằng bột gạo xay không ngon bằng bột giã tay.
Bánh tài lồng ệp có hình trụ tròn, màu cánh gián, rất trong và đẹp mắt. Bánh mới hấp xong dẻo quẹo, có thể cắt để ăn ngay. Bánh thơm phức mùi gạo ngon điểm vị bùi bùi của lạc, vừng, hòa lẫn mùi gừng thơm, ấm và vị ngọt thanh. Bánh tài lồng ệp có thể để được rất lâu, khi ăn lấy dao xắt nhỏ thành từng miếng là có thể thưởng thức rồi.
-
Giá thành: 10,000 VNĐ/ miếng nhỏ
-
Địa chỉ: Các hàng quán dọc theo con đường đi lên đền thờ Trần Quốc Nghiễn (hoặc đền Cửa Ông), thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh
Nguồn: Internet.
Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. Những bộ trang phục không chỉ ghi đậm dấu ấn truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc Việt Nam mà nó còn là hơi thở, linh hồn của một dân tộc.
Lịch sử Việt Nam được bắt đầu từ 1 đến 2 ngàn năm trước Công Nguyên. Trải qua nhiều thế kỷ với các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh. Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đánh dấu sự chấm dứt của người Pháp trên lãnh thổ, nhưng Việt Nam bị chia thành hai quốc gia: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam thống nhất và từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức mang tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...