VIETNAM DESTINATIONS > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam > Đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam

Xôi Nếp Nương - Điện Biên | Đặc sản Tỉnh Điện Biên

Nhắc đến Tây Bắc, ngoài Mai Châu, còn có Điện Biên rất nổi tiếng với món xôi nếp nương, được làm từ gạo nếp, ăn rất thơm ngon và dẻo, không biết từ bao giờ thiên nhiên tạo hóa lại ban tặng cho con người ở nơi đây một mảnh đất màu mỡ, và có những sản nông nghiệm vô cùng trù phú, nhờ đó mà Điện Biên có được những đặc sản khó lòng mà quên được khi du khách đặt chân đến nơi đây.

Nếu Ai đó đã từng thưởng thức món xôi nếp nương thơm ngon bởi chính bàn tay khéo léo của đồng bào dân tộc nơi đây chế biến sẽ cảm nhận được hương vị vô cùng đặc biệt, khác xa với các loại xôi khác, đúng là không gì ngon bằng xôi nếp cẩm nương dẻo thơm.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Internet.

Tám di sản thế giới UNESCO trải dài khắp Việt Nam. Mỗi nơi lại mang đến những góc nhìn thú vị về đời sống địa phương và những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Hoàng Thành và các lăng tẩm Huế đưa bạn về với triều Nguyễn đầy những thăng trầm. Phố cổ Hội An từng là một điểm hẹn nhộn nhịp của tàu thuyền và lái thương khắp thế giới. Khắp các tỉnh thành khác, bạn sẽ bắt gặp các di tích cổ xưa, các khung cảnh thơ mộng, những miếng ghép sống động tạo nên bức tranh di sản Việt Nam.

Với một quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ bờ cõi, giành tự do, độc lập và xây dựng đất nước có từ hàng ngàn năm của người Việt cùng sự hội tụ của 54 thành phần dân tộc khác nhau đã góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và đặc sắc cho nền văn hóa của Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam hay người Việt Nam (đôi khi gọi ngắn gọn là người Việt) là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ các dân tộc cổ đại sinh sống trên lục địa Trung Hoa, hoặc cao nguyên Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa. Nhưng căn cứ vào các kết quả nghiên cứu gần đây, xem xét sự hình thành các dân tộc Việt Nam trong sự hình thành các dân tộc khác trong khu vực thì có thể nói rằng tất cả các dân tộc Việt Nam đều có cùng một nguồn gốc, đó là chủng Cổ Mã Lai...

Tôn giáp ở Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số nhóm cải biên như Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu nghĩa); Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành); tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài; và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Các loại hình tín ngưỡng dân gian cũng có nhiều ảnh hưởng. Đa số người dân Việt Nam coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các địa điểm tôn giáo mỗi năm vài lần...