1. Chùa Kim Liên nằm ở đâu
Chùa Kim Liên tọa lạc trên vùng đất: phố Từ Hoa, P. Quảng An, Q.Tây Hồ, Tp. Hà Nội.
2. Lịch sử hình thành chùa Kim Liên
Chùa Kim Liên có móng nền cũ là cung điện Từ Hoa, do vua Lý Thần Tông xây dựng cho công chúa Từ Hoa
Vào thời Trần, chùa có tên là Đống Long và thời Lê có tên là: “Đại Bi”.
Năm 1771: Ngôi chùa được tiến hành trùng tu trên diện rộng. Đây cũng là năm bắt đầu đổi tên thành chùa Kim Liên.
Năm 1792 và năm 1973: Ngôi chùa được trùng tu và hoàn tất, dưới thời vua Quang Trung.
3. Cách đi đến chùa Kim Liên
Một số hình thức gợi ý cho bạn, để đến chùa Kim Liên, quận Tây Hồ.
-
Hướng dẫn đi chùa Kim Liên bằng ô tô
Trong tay có sẵn thiết bị công nghệ, truy cập được google map là lợi thế dành cho bạn. Theo gợi ý sau, để đến ngôi chùa.
Điểm xuất phát là hồ Gươm ( Hoàn Kiếm).
Bạn đi theo hướng Nam, vào đường Lê Thái Tổ, Hàng Trống ( Qua CH Hà Nội Oppo Los Angeles ở bên trái, 300m).
Tại công ty TNHH Đức Hoàng, bạn rẽ trái vào Hàng Khay ( Qua Bánh Mì Que Pháp BMQ, bên phải, 170m).
Bạn theo tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, đến Trần Nguyên Hãn và Hàng Tre, rồi đến đường Trần Nhật Duật ( phường Lý Thái Tổ), khoảng 1.4km.
Bạn tìm đường đến Ng.1 Đường Âu Cơ, phường Từ Hoa, quận Tây Hồ ( Buộc đi qua Yên Phụ và Nghi Hàm, tổng chiều dài là 3.4km).
Tại công ty TNHH Điền Kim Trang, thì rẽ trái ( 33m).
Điểm cần đến là chùa Kim Liên.
Lưu ý: Nếu bạn không muốn bị gặp trục trặc khi di chuyển, thì nên kiểm tra mọi thứ trước khi xuất phát và tránh di chuyển vào giờ cao điểm.
-
Cách đi đến chùa Kim Liên bằng xe máy
Nếu bạn đang ở gần Hồ Gươm, muốn đến chùa Kim Liên có thể theo chỉ dẫn trên.
Nếu bạn ở vị trí khác muốn đến ngôi chùa, thì hãy dùng google map để định vị và làm theo hướng dẫn.
Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cách chùa khoảng 10.4km.
Lưu ý: Kiểm tra hành trang trước khi xuất phát, chuẩn bị một số thứ cần thiết cho chuyến đi của bạn như giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân, găng tay, áo khoác, mũ bảo hiểm, …. Nhớ tuân thủ luật giao thông và tuyệt đối không để bản thân lái xe trong tình trạng không tỉnh táo.
-
Kinh nghiệm đi chùa Kim Liên bằng xe bus
Phương tiện công cộng như xe bus là hình thức di chuyển an toàn và đỡ bớt chi phí. Tuy nhiên, nhớ tự quản lý đồ cá nhân của bạn.
Gợi ý một số tuyến xe bus giúp bạn đến chùa Kim Liên.
Tuyến 14: Giá 5.000 đồng/ lượt.
Tuyến 11: Giá: 3.000 đồng/ lượt.
Các tuyến trên đều có điểm dừng gần ngôi chùa.
Lưu ý: Tự quản lý tư trang cá nhân.
4. Kiến trúc chùa Kim Liên Hà Nội
Chùa Kim Liên như kế thừa linh hồn cổ, dòng máu bất khuất của nội thành Hà Nội qua các triều đại cho đến nay, mang trong mình sự kiêu hãnh, bất diệt, kể cả lịch sử và kiến trúc.
Tuy nhiên, ngôi chùa lại mang đến sự ấm áp, bình dị, đời thường sau cái khí chất bề ngoài.
Một vài nét trong kiến trúc của ngôi chùa.
-
Cổng Tam Quan Chùa Kim Liên
Cổng Tam Quan được kết cấu bằng gỗ có màu nâu đỏ. Nhìn từ chính diện, cổng là đường nối của bốn trụ tròn, có khoảng cách ( bốn điểm thẳng).
Hai trụ giữa cao và to hơn hai trụ bên, dùng để nâng cao mái ở cổng chính, hai cổng bên thì thấp hơn.
Mái của cổng được lợp ngói xếp tầng, bốn góc cong.
Trên cánh cửa, trụ cột, mái,… đều có hình chạm khắc nổi trên mặt gỗ rất tinh xảo, uyển chuyển, sống động.
-
Khuôn viên giữa Chùa Kim Liên
Sau cổng Tam Quan là một khoảng sân có hòn non bộ. Hòn non bộ với bức tượng quan âm, có hình ngọn núi và nước, có cả cây xanh trong hòn non bộ, gợi lên ý cảnh thiên nhiên, tĩnh lạc.
Toàn sân được lát gạch đỏ. Từ đây dẫn vào ba gian chùa hình chữ “Tam” xếp song song nhau, tạo hình đối xứng.
-
Gian chùa hình chữ “Tam” Chùa Kim Liên
Vào bên trong chùa, là lối kiến trúc song song nhau của ba gian chùa gồm chùa Hạ, Trung, chùa Thượng.
Trong đó, chùa Hạ và chùa Trung cùng có hướng chính diện về phía Tây, chùa Thượng thì hướng về Đông.
Cả ba gian chùa được nối với nhau bằng bức tường gạch để trần, có ô cửa sổ tròn lòng chữ của nhà Phật.
-
Kết cấu mái chùa và chân cột
Mái chùa được lợp theo kiểu chồng lên nhau ( các lớp ngói chồng diêm). Mỗi gian thì có 8 mái, tương đương với 8 tàu đao hình rồng uốn cong.
Chân cột thì có cách điệu hình hoa sen được chạm công phu, tỉ mỉ.
Kiến trúc của ngôi chùa được xem là ngôi chùa chùa có kiến trúc cổ và nằm trong bảng di tích lịch sử của Việt Nam ( 1989, được công nhận).
5. Lưu ý khi đi lễ chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội
Một số lưu ý đến bạn, cần ghi nhớ khi đi lễ chùa Kim Liên.
- Tác phong ăn mặc trang nhã, gọn gàng, đơn giản ( Tránh mặc đồ thiếu vải, phong cách quá mức,…).
- Hành vi ứng xử, ngôn từ sử dụng cần đúng mực khi ở chùa.
- Khi lễ chùa, dâng hương, nhớ tắt thiết bị điện thoại, tránh làm ảnh hưởng đến nơi trang nghiêm.
- Không tự ý vào hoặc chụp hình khu vực chưa được phép của các sư.
- Không buôn bán, trục lợi nơi thiêng liêng cửa Phật.
Chùa Kim Liên ngày nay là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến. Mỗi du khách đến với ngôi chùa, mang một tâm thái khác nhau.
Nhưng ở họ chung quy, đều mong đợi cảm giác an nhiên, lạc tĩnh, thuần thiên nhiên với nét cổ xưa, mà cảnh quang nơi đâu đem lại.
Nguồn: Sưu tầm internet.