VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Thành Bản Phủ – Cao Bằng

Du lịch Thành Bản Phủ - Cao Bằng

Xã Hưng Đạo, Thành phố Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng, Việt Nam

Thành rộng hơn 80 mẫu, xây dựng theo một hình thế rất linh hoạt, tận dụng được những thuận lợi về thiên nhiên, địa hình. Tường thành đắp bằng đất, cao 5m, mặt thành rộng 4 – 6m, ngựa voi có thể đi lại dễ dàng. Ngoài có hào sâu rộng 4 – 5 thước, trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có 4 cổng: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cổng có đồn và vọng gác đắp cao, Ngoài thành khắp 4 phía đều được trồng một giống tre ngà có gai cong như chiếc ngà voi làm phên dậu che chắn cho tòa thành… 

 

Di Tích Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất - Ảnh 1

 

Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân – là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn cửa người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) – Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. 

 

Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê – Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.

 

Di Tích Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất - Ảnh 2

 

Ngày nay, tuy không còn mang dáng vẻ hùng vĩ như xưa nhưng di tích Thành Bản Phủ được tôn tạo một đoạn tường thành để du khách có thể liên tưởng về tòa thành cổ uy nghi bề thế, một công trình kiến trúc quân sự trấn thủ vùng biên cương, gợi nhớ lại cuộc khởi nghĩa. Đứng trên vọng thành, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh toàn vùng với những mái nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện sau những rặng tre xanh và cánh đồng trải dài. 

 

Khu vực bên trong thành có nhà sàn văn hóa đủ sức chứa hàng trăm người, hai bên tường thành là ao sen kè đá chung quanh cùng hệ thống đường gạch và sân bãi rộng phục vụ cho những hoạt động văn hóa, lễ hội, vui chơi và thi đấu thể thao. Tại trung tâm đền thờ sừng sững cây cổ thụ được người dân nơi đây gọi là cây đại đoàn kết. Bởi cùng chung một gốc, nhưng cây đại đoàn kết lại là sự hòa hợp của 3 cây: cây si, cây đa, cây đề gắn kết hòa quyện vào nhau, tỏa bóng mát cho cả sân đền. 

 

Di Tích Thành Bản Phủ - Đền Thờ Hoàng Công Chất - Ảnh 3

 

Tương truyền rằng, cây cổ thụ này là do thủ lĩnh Hoàng Công Chất và 2 vị thủ lĩnh người Thái là tướng Ngải và Tướng Khanh cùng trồng. Trải qua bao biến cố  thăng trầm của lịch sử, cây cổ thụ vẫn vững chãi, như biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa người Thái, người Kinh và các dân tộc anh em trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, giữa miền xuôi và miền ngược. Cạnh gốc đa cổ thụ là ngôi đền thờ Hoàng Công Chất cùng các bộ tướng là nơi để du khách dâng hương tỏ lòng thành kính và thành tâm khấn bái cầu xin an lành và những điều may mắn…

 

Di tích Thành Bản Phủ – đền Hoàng Công Chất ngày nay đã và đang trở thành một địa điểm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, tâm linh quan trọng của người dân Điện Biên, đồng thời là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của du khách.

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.