Đèo Pha Đin nối liền 2 tỉnh Điện Biên – Sơn La có độ cao 1.648m so với mực nước biển. Đèo còn có tên gọi là Phạ Đin, theo ngôn ngữ của dân tộc Thái thì Phạ là trời, Đin là đất – Phạ Đin là nơi trời và đất gặp nhau. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, con đèo này đã hứng chịu hàng nghìn tấn bom đạn trút xuống, giờ đây nó đã trở thành Di tích Quốc gia và là một trong “tứ đại đỉnh đèo” vùng Tây Bắc.
Vào buổi sớm mây trắng lảng bảng ôm ấp những ngọn núi non trùng điệp tạo nên một bức tranh phong cảnh đẹp tựa thiên đường.
Những tia nắng đầu tiên ở độ cao 1.648m so với mực nước biển.
Một mảnh cầu vồng được tạo nên bởi những tia nắng sớm và làn sương mờ dày đặc.
Trời đất như giao hòa khi những làn mây trắng sà xuống dưới thung lũng…
Một bản của người Mông tô điểm giữa màu xanh bình yên và thơ mộng.
Đây là một cây cầu cạn trên cung đường đèo mới được làm từ năm 2006 để tránh những khúc cua nguy hiểm, nó thấp hơn cung đèo cũ từ 300 – 400m.
Một khúc cua hình chữ A nhìn từ cung đèo cũ.
Những khúc cua uốn lượn quanh co và mềm mại như một dải lụa.
Giờ đây các phương tiện giao thông chủ yếu đi trên đèo mới, tuy vậy cung đèo cũ đã từng hứng nhiều bom đạn vẫn được giữ lại như một chứng tích lịch sử và để phục vụ du lịch.
Đèo Pha Đin đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia – đây là ngã 3 giữa cung đèo mới và đèo cũ.
Ở khu vực đỉnh đèo, nhiệt độ luôn thấp hơn dưới chân đèo và các khu vực lân cận từ 5-7 độ.
Những năm gần đây, Đèo Pha Đin đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách.
Hàng chục điểm du lịch ở khu vực đỉnh đèo thuộc địa phận cả 2 tỉnh Điện Biên – Sơn La đã được đầu tư để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan.
Những đứa trẻ người Mông vui đùa với chiếc xe cút kít, những chiếc xe này cũng dành để du khách trải nghiệm.
Du khách cũng có thể đánh xe lên tận đỉnh núi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của một cung đèo.
Du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong “tứ đại đèo” vùng Tây Bắc. Bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng. Cũng có khi đèo được xếp cùng nhóm sáu con đèo gây ấn tượng nhất Việt Nam bao gồm Khau Phạ, Hồng Thu Mán, Ô Quy Hồ, Hải Vân và Hòn Giao
Nguồn: Sưu tầm internet.