VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Cầu Hàm Rồng Thanh Hoá

Du lịch Cầu Hàm Rồng Thanh Hoá

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cầu Hàm Rồng đã trở thành một điểm nóng về quân sự chiến lược. Năm 1972 Hoa Kỳ dùng loại bom thông minh dẫn đường bằng laser phá nát cây cầu khiến nó bị phá hủy gần như hoàn toàn, tuyến giao thông bị tê liệt.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa một thời chiến tranh

Một thời cầu Hàm Rồng bị phá hủy gần như hoàn toàn (Ảnh: ST)

Cây cầu này có cả một chiều dài lịch sử đầy hào hùng, bi tráng. Năm 1904 người Pháp bắt đầu xây dựng cầu Hàm Rồng có hình vòm bằng thép. Kết cấu cây cầu có nét tương đồng với cầu Long Biên ở Hà Nội, ở giữa có đường ray cho tàu chạy qua, hai bên là đường cho ô tô và xe thô sơ đi.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 01

Giữa là đường ray, hai bên dành cho xe thô sơ và người đi bộ (Ảnh: ST)

Năm 2000, cây cầu Hoàng Long được xây dựng nằm ngay cạnh Hàm Rồng, con đường chia đôi gánh nặng, giao thông qua sông Mã nhộn nhịp hơn bao giờ. Hiện nay, cây cầu cũ chỉ phục vụ cho tuyến đường sắt lưu thông là chính.

Cầu Hàm Long nằm ngay cạnh cầu Hàm Rồng

Cầu Hoàng Long nằm ngay cạnh cầu Hàm Rồng (Ảnh: ST)

Từ khi có cầu mới, cầu Hàm Rồng vắng người qua lại hơn, nhưng đây vẫn là nơi hẹn hò lý tưởng của nhiều cặp đôi, nơi tụ tập tán chuyện của những nhóm bạn học sinh áo trắng.

Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã

Cây cầu bắc qua sông Mã (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã 01

Nơi tụ tập hóng gió của người dân (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã 02

Một trong những địa chỉ các bạn trẻ hay lui tới (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa bắc qua sông Mã như một chứng nhân lịch sử, một địa danh tham quan nổi tiếng của Thành phố Thanh Hóa. Các đoàn học sinh sinh viên thường tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại kết hợp với điểm cầu Hàm Rồng nhằm giáo dục tinh thần yêu nước.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 03

Một chứng nhân lịch sử (Ảnh: ST)

Từ trên cầu nhìn xuống, dòng sông Mã lặng lẽ trôi, dòng chảy êm đềm mang theo lượng phù sa đỏ bồi đắp cho vùng đất anh hùng.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 04

Một khúc sông Mã (Ảnh: ST)

Chiều chiều, nhiều người thường đứng trên cầu ngắm hoàng hôn dần buông, mỗi khi có đoàn tàu đi qua sàn cầu rung lên thành nhịp, dường như có thể cảm nhận được từng chiếc đinh tán, từng con ốc đang gồng mình lên để không bị rời ra. Từng đoàn tàu đi qua che khuất ánh nắng chiều vàng, lúc ẩn lúc hiện theo nhịp đường ray.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 05

Đường sắt dành cho tàu hỏa qua cầu (Ảnh: ST)

Hoàng hôn nhìn từ trên cầu rõ nét từng đường nét, khung cảnh nhuốm màu trầm tối trong ánh nắng yếu ớt cuối ngày.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 06

Chiều hoàng hôn trên cầu Hàm Rồng (Ảnh: ST)

Trong chiến tranh cầu Hàm Rồng có vị trí vô cùng quan trọng, giúp bộ đội Việt Nam giành nhiều thắng lợi, đảm bảo tuyến đường quân vận. Tại đây quân đội Việt Nam đã bắn hạ nhiều máy bay, bảo vệ cây cầu trong một thời gian dài.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 07

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông quan trọng (Ảnh: ST)

Hơn một địa điểm thắng cảnh, cầu Hàm Rồng nổi tiếng về ý nghĩa lịch sử như một tượng đài kỳ vĩ đã trải qua năm tháng chiến tranh, đã cùng bao thế hệ bảo vệ tuyến huyết mạch Bắc – Nam. Trong những năm tháng chiến tranh quân địch đã xác định cầu Hàm Rồng là một “điểm tắc lý tưởng” nên đã ra sức tổ chức các cuộc không kích bằng bom hạng nặng. Bầu trời Hàm Rồng nhuộm khói đen, tiếng gầm rú của động cơ máy bay xé tan bầu trời yên bình xứ Thanh. Ngày trở lại, những người lính pháo phòng không ở điểm nóng Hàm Rồng không khỏi xúc động, mọi thứ như vừa mới diễn ra. Đứng trên cầu nghĩ về một nơi xa xăm, tiếng bom đạn, tiếng động cơ máy bay phản lực như còn nguyên bên tai.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 08

Ngày trở lại kí ức về một thời khói lửa vẫn còn nguyên (Ảnh: ST)

Những chiến thắng, những hi sinh ở cầu Hàm Rồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp giúp cho công cuộc thống nhất đất nước thành công, cổ vũ tinh thần chiến đấu của toàn dân tộc.

Bên kia cầu là núi Đầu Rồng đón lấy một nhịp cầu bắc qua, có một kiến trúc sư người Pháp đã từng đánh giá, chính bởi độ nghiêng của ngon núi và cấu tạo địa chất lòng sông khiến cho việc xây dựng trụ cầu Hàm Rồng trở nên rất khó khăn. Đối với người Pháp xây cầu, làm đường là nhu cầu thiết yếu để công cuộc bóc lột, khai thác tài nguyên diễn ra thuận tiện. Vì vậy cầu Hàm Rồng đã được xây dựng bởi sự kết hợp của nhiều chuyên gia, kĩ sư đến từ các nước Pháp, Italia, Đức.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 09

Hi sinh trong quá khứ đem đến  thành quả cho tương lai (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 10

Vẻ đẹp khác thường khi cây cầu lên đèn (Ảnh: ST)

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 11

Cây cầu lung linh về đêm (Ảnh: ST)

Sau khi tham quan cầu Hàm Rồng bạn có thể lên núi vào động Long Quang. Nơi đây đã đón bước chân của nhiều tao nhân nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và nhiều văn sĩ khác. Từng vách đá, từng đường đi lối mòn được cây cối bao phủ xanh mát.

Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa 12

Cây cối trên núi bao phủ xanh mát (Ảnh: ST)

Đối diện với núi Đầu Rồng phía bên bờ Bắc sông Mã chính là núi Ngọc. Từ trên không trung giống hình tượng đầu rồng đang nhả ngọc. Tuyệt tác của tự nhiên đã mang đến cho nơi đây một khung cảnh hết sức độc đáo nên thơ. Cây cầu đã đón bao bức chân đi theo năm tháng, mối chuyến đi qua cầu Hàm Rồng như níu chân người lữ khách để lại bao kỉ niệm đẹp trong chuyến đi đó.

Cầu Hàm Rồng thuộc Thành phố Thanh Hóa và chỉ cách trung tâm Thành phố khoảng 7 km. Đến thăm cầu Hàm Rồng bạn có thể kết hợp đi thêm một số địa điểm cách không xa Thành Phố như: Vườn quốc gia Bến Én, biển Sầm Sơn, hòn Trống Mái, di tích Lam Kinh…

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.