VIETNAM DESTINATIONS > Destination > Đền thờ Lê Lợi Thanh Hoá

Du lịch Đền thờ Lê Lợi Thanh Hoá

Thị trấn Lam Sơn, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Một trong những địa điểm không nên bỏ lỡ để khám phá không cảnh đẹp thiên nhiên tại đây mà còn là nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử cả ngàn năm, đó chính là đền thờ vua Lê Lợi.

Cận cảnh điện thờ Lê Lợi

Ảnh: Cận cảnh điện thờ Lê Lợi

1. Giới thiệu chung về đền thờ Lê Lợi

Đền được cho xây dựng vào năm 2010 để tưởng nhớ tới công ơn của vua Lê Lợi trong trận đánh bảo vệ vùng Tây Bắc, chính ông đã thân chinh cầm quân lên thượng nguồn sông Đà để dẹp loạn Đèo Cát Hãn với âm mưu chia cắt miền đất phía Tây nước ta vào năm 1431.

Khu đền thờ nằm cách khu di tích Lam Kinh khoảng 150 mét về phía Nam. Đền này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 20, do các nhà hảo tâm đứng ra quyên góp để xây dựng nên nơi thờ vua Lê Thái Tổ. Hiện tại, khu đền thờ này đã được chính quyền địa phương sáp nhập vào quản lý cùng với khu di tích Lam Kinh.

1.1. Vị trí địa lý đền thờ Lê Lợi

Đền thờ Lê Lợi tọa lạc tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Cách khu di tích lịch sử Lam Kinh khoảng 45km về phía Tây Bắc.

1.2. Cách di chuyển đến đền thờ Lê Lợi

Từ khu di tích lịch sử Lam Kinh theo Quốc lộ 15A theo đường Hồ Chí Minh, qua trung tâm thị trấn Ngọc Lặc, đến ngã tư gần km 541 rẽ trái theo Quốc lộ 15A, đến trung tâm huyện Lang Chánh rẽ trái theo đường liên xã, đi khoảng 10km nữa là đến đền thờ Lê Lợi ở làng Năng Cát.

2. Điểm đặc biệt ở đền thờ Lê Lợi

Vì nằm trên một ngọn đồi ở vị trí đắc địa nên khi ghé tới đền thờ vua Lê Lợi bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh 4 phía xung quanh. Lối đi lên đền được xây dựng rộng rãi dưới tán cây xanh nên bạn có thể thoải mái tản bộ mà chẳng lo ngại nắng nóng hay mệt mỏi. 

Phía bên trong khuôn viên của đền là tấm Bia Lê Lợi, bên trên tấm bia có ghi rõ: “Nỗi lo di địch nơi biên cương đã có từ xưa, đời nhà Hán đã có bọn Hung Nô, đời nhà Đường thì rợ Đột Quyết, các rợ man ở vùng Mường Lễ nước Việt ta cũng vậy.

Mới đây có chính sự nhà Trần, nhà Hồ suy yếu, bầy tôi ở nơi phên giậu trở nên ương ngạnh, Cát Hãn nhờn theo thói cũ không chịu thay đổi. Nay ta đem quân đi chinh phạt, thủy bộ cùng tiến, chỉ một trận đã dẹp yên được. Nhân đây làm một bài thơ khắc vào đá để răn các tù trưởng rợ man ngang ngạnh với giáo hóa sau này.

Bọn giặc cuồng sao dám tránh sự trừng phạt,

Dân biên thùy từ lâu mong ta đến cứu sống

Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có

Đất đai hiểm trở từ nay không còn

Tiếng gió thổi hạc kêu làm cho quân giặc run sợ,

Sông núi từ nay nhập vào bản đồ

Đề thơ khắc vào núi đá

Trấn giữ phía Tây nước Việt ta.

Ngày lành tháng Chạp năm Tân Hợi (1431)

Ngọc Hoa động chủ đề”

Tấm bia như một minh chứng hùng hồn để khẳng định những mốc sự kiện lịch sử vàng son chói lọi đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của các vua chúa phong kiến ở nước ta. Tấm bia ấy tại đền thờ đã được Bộ Văn hóa Truyền thông và Du lịch quyết định xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1981 và Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2016.

Đặc biệt, vào năm 2005 khi nhà máy thủy điện Sơn La – Lai Châu khởi công xây dựng, để tránh bị ngập làm ảnh hưởng đến di tích, phần văn bia đã được di dời ra khỏi vách đá dưới dạng một tảng đá lớn có kích thước chiều dài là 2,62 mét, chiều cao là 1,85 mét, với trọng lượng lên đến 15 tấn. Đến năm 2012, tấm bia được chuyển về nằm cách vị trí ban đầu 500 mét. 

3. Hoạt động lễ hội được tổ chức ở đền thờ Lê Lợi

Lễ hội Đền thờ Vua Lê Lợi được diễn ra vào ngày 12/1 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc – Vua Lê Lợi. Lễ hội này có ý nghĩa sâu sắc không chỉ về lịch sử mà còn có ý nghĩa giáo dục các thế hệ con cháu sau này về truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi của cha ông ta.

Lễ hội Đền thờ vua Lê Lợi được chia thành 2 phần chính đó là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ sẽ bao gồm nhiều nghi thức quan trọng như đánh trống khai hội, dâng hương,… Ở phần hội sẽ diễn ra các trò chơi dân gian vô cùng thú vị như:  bịt mắt bắt vịt, bịt mắt đánh chiêng hay thi chọi gà, kéo co, hái hoa dân chủ, nhảy bao bố,… Mỗi năm, lễ hội diễn ra đều thu hút vô cùng đông đảo người dân trong vùng và du khách ghé tới tham quan và cổ vũ.

 

vietnam-destinations.com | Khám phá Việt Nam

Nguồn: Sưu tầm internet.