Du lịch Khu di tích núi Hàm Rồng
Núi Hàm Rồng Thanh Hóa là địa chỉ du lịch nổi tiếng trong quần thể di tích Hàm Rồng Thanh Hóa. Du khách sẽ được tham quan, ngắm cảnh, thưởng thức những món ăn độc đáo mang hương vị rất riêng tại xứ Thanh.
Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh đẹp trữ tình, du lịch Thanh Hóa là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách. Trong đó, núi Hàm Rồng Thanh Hóa chính là địa chỉ không thể bỏ lỡ. Không chỉ có cảnh đẹp tự nhiên, Hàm Rồng còn mang trong mình huyền thoại một thời về những chiến thắng vẻ vang của lịch sử dân tộc.
1. Núi Hàm Rồng ở đâu?
Núi Hàm Rồng hay còn được gọi là núi Đông Sơn, chạy dài khoảng 2km từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến chân cầu Hàm Rồng dọc theo hữu ngạn Sông Mã. Sở dĩ có tên Hàm Rồng là bởi nhìn từ trên cao, núi Hàm Rồng uốn thành 9 khúc. Đến khúc cuối lại phình ra như con rồng đang há to miệng hút nước sông Mã.
Đối diện núi Hàm Rồng, bên kia bờ sông Mã chính là núi Châu Phong hay còn gọi là núi Ngọc. Nhìn từ xa, Châu Phong giống như con rồng vờn ngọc. Hai ngọn núi – hai con rồng thiêng đã khiến vùng đất này trở nên huyền thoại, uy nghi nhưng không kém phần thơ mộng.
Núi Hàm Rồng ở Thanh Hóa nằm trong quần thể di tích Hàm Rồng gồm: cầu Hàm Rồng, núi Hàm Rồng và thiền viện trúc lâm Hàm Rồng. Bao quanh núi là những thung lũng trù phú. Cùng với đó, cánh đồng thông xanh ngút tầm mắt cũng tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây.
Với đặc điểm địa hình hiểm trở, trong lịch sử, núi Hàm Rồng Thanh Hóa đã trở thành điểm phòng không vững chắc. Hiện tại, Hàm Rồng là địa điểm tham quan nổi tiếng, thu hút rất đông khách du lịch.
Núi Hàm Rồng Thanh Hóa nằm trong quần thể du lịch Hàm Rồng (Ảnh: Sưu tầm)
Theo quốc lộ 1A, từ thành phố Thanh Hóa, muốn tới núi Hàm Rồng, bạn chỉ cần rẽ trái vào cầu Tào Xuyên. Sau đó, tiếp tục đi khoảng 3km rồi rẽ phải vào địa phận Nghĩa Sơn chừng 1km. Du khách cũng có thể bắt xe bus, taxi hoặc xe khách đến Hàm Rồng với giá cả phải chăng, thuận tiện cho việc di chuyển.
2. Khám phá núi Hàm Rồng Thanh Hóa
Nằm trong khu du lịch Hàm Rồng Thanh Hóa, núi Hàm Rồng Thanh Hóa có rất nhiều cảnh đẹp, là địa điểm dừng chân của nhiều du khách. Trên núi có động Tiên Sơn và động Long Quang là 2 hang động kỳ bí, lưu giữ nhiều câu chuyện thần kỳ.
2.1. Động Long Quang
Động Long Quang hay còn được gọi với tên khác là động Mắt Rồng. Hai bên động có hai cửa trông như mắt Rồng uy nghi sừng sững. Đứng tại đây, du khách có thể phóng tầm mắt, ngắm nhìn cầu Hàm Rồng, thu trọn vẻ đẹp của dòng sông Mã.
Hiện nay trên những bức tường đá trong động Long Quang vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của thời Hậu Lê. Nơi đây từng được nhiều anh hùng, thi nhân ghé thăm như Lê Lợi, Cao Bá Quát…
Động Long Quang còn có tên gọi khác là hang Mắt Rồng (Ảnh: Sưu tầm)
2.2. Động Tiên Sơn
Cách động Long Quang không xa chính là động Tiên Sơn với 3 tầng nhũ đá nguyên sơ. Đặt chân tới đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên với hệ thống thủy cung, chính cung kỳ bí. Tiên Sơn có 3 động chính, thông với nhau nhờ những lối đi nhỏ. Mỗi động lại có những vẻ đẹp rất riêng, nhuốm màu huyền thoại.
Động Tiên Sơn có các khối đá nhũ nguyên sơ, huyền thoại (Ảnh: Sưu tầm)
2.3. Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa
Cầu Hàm Rồng Thanh Hóa là cây cầu sắt duy nhất bắc qua sông Mã, cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Cầu được xây năm 1904, có kiến trúc cầu vòm thép trụ hiện đại nhất Đông Dương. Đây là địa danh lịch sử chứng kiến những thời khắc quan trọng của dân tộc gắn liền với chiến thắng Hàm Rồng.
Năm 1972, đế quốc Mĩ đã dùng bom phá hủy khiến giao thông hoàn toàn tê liệt. Dưới bom đạn, cây cầu vẫn vững vàng tựa mình vào núi Hàm Rồng, soi bóng xuống dòng sông Mã. Đến năm 1973, cầu được khôi phục, trở thành biểu tượng lịch sử, văn hóa. Hình ảnh cây cầu kiên cường trong quá khứ đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất của nhân dân Thanh Hóa.
Cầu Hàm Rồng – biểu tượng một thời lịch sử hào hùng của Thanh Hóa (Ảnh: VnExpress)
Đến nay, cầu Hàm Rồng là địa điểm check-in Thanh Hóa nổi tiếng. Đây cũng là nơi ngắm hoàng hôn tuyệt vời, du khách có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn được từng đường nét, khung cảnh thành phố.
3. Kinh nghiệm du lịch núi Hàm Rồng Thanh Hóa
Là điểm đến hàng đầu của vùng đất địa linh nhân kiệt, mỗi năm, núi Hàm Rồng Thanh Hóa thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, khám phá. Với kinh nghiệm của một người con xứ Thanh, mình khuyên bạn nên lưu ý những điều sau:
3.1. Những điểm đến gần núi Hàm Rồng
Mặc dù sở hữu khung cảnh thiên nhiên kỳ thú nhưng Núi Hàm Rồng không có quá nhiều điểm đến. Bởi thế, bạn có thể kết hợp du lịch núi Hàm Rồng Thanh Hóa với các địa chỉ lân cận như:
Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng – địa chỉ thu hút đông đảo tín đồ phật tử (Ảnh: Sưu tầm)
- Làng cổ Đông Sơn: nằm trong danh sách 10 làng cổ đẹp nhất Việt Nam.
- Núi Cánh Tiên: nơi đặt trận địa pháo binh bảo vệ cầu Hàm Rồng.
- Thiền viện Trúc lâm Hàm Rồng: có tầm view ngắm toàn bộ khung cảnh cầu Hàm Rồng, sông Mã.
- Đền thờ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và liệt sĩ tỉnh Thanh Hoá: thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
3.2. Đến núi Hàm Rồng ăn gì?
Ẩm thực xứ Thanh vốn đa dạng với rất nhiều đặc sản Thanh Hóa thơm ngon làm nức lòng du khách. Sau khi khám phá núi Hàm Rồng, bạn cũng sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng như: nem chua Thanh Hóa, chả tôm Thanh Hóa, chè lam, bánh cuốn, bánh răng bừa, bánh ít, bánh nhè, canh lá đắng…
Nem chua – đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa (Ảnh: Sưu tầm)
Đây đều là những món đặc sản địa phương, thể hiện được văn hóa, hương vị của vùng đất xứ Thanh. Du khách có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà cho bạn bè, người thân cũng rất phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm internet.
Điểm khám phá gần: Khu di tích núi Hàm Rồng
-
Thành nhà Hồ là kinh đô nước Đại Ngu, nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa
-
Xã Cò là tên một đầm lầy có các thể cò sinh sống thuộc địa phận xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
-
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50km về phía Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
-
Lăng vua Lê Thái Tổ là một quần thể di tích đặc biệt lưu giữ dấu ấn quan trọng về đức Vua
-
Nằm cách mộ vua Lê khoảng 300m về phía Tây Nam, bia Vĩnh Lăng được đặt tại vị trí phía Tây Nam Chính Điện Lam Kinh.
-
Đền thờ Lê Lợi hiện nay thuộc địa phận làng Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá