Chẻo nhệch được làm từ cá nhệch. Đây cũng là một đặc sản xứ Thanh nức tiếng. Thay vì ăn gỏi cùng mắm tôm hay nước mắm thì ở Thanh Hoá, gỏi nhệch được ăn cùng với chẻo. Chẻo là phần xương cá được giã nhuyễn rồi chưng lên cùng mẻ chua và gia vị, có màu đỏ sậm, đặc sánh, thơm nức mũi.
Gỏi cá được ăn cùng với lá chanh, lá sung, húng, tía tô. Cách ăn gỏi nhệch cũng hơi khác một chút. Bạn hãy lấy một chiếc lá sung, xếp lần lượt các loại rau khác như húng quế, mùi tàu, đinh lăng, rau má… Sau đó nhồi gỏi nhệch vào giữa, rưới chẻo lên trên, cuối cùng là rắc hành khô, gừng, ớt và thưởng thức. Vị chua, chát của rau, vị béo ngậy của chẻo cùng vị bùi bùi của gỏi cá chắc chắn sẽ khiến bạn phải thích thú không ngừng.
Chẻo nhệch là món ngon Thanh Hóa nên thưởng thức khi đến du lịch tại đây (Nguồn: Báo Việt Nam Mới)
- Địa chỉ mua: Nhà hàng Vũ Bảo
Nguồn: Internet.
Việt Nam là quê hương của đa dạng các dòng máu. Cộng đồng 54 dân tộc được chia thành hàng trăm nhóm nhỏ hơn. Mỗi dân tộc thiểu số lại gìn giữ một nền văn hóa riêng, với các nghi lễ, trang phục, và ngôn ngữ của riêng mình. Cách hay nhất để tìm hiểu về họ là qua các trải nghiệm thực tế như sống cùng người dân bản địa, hay học cách dệt vải với các hoa văn đặc trưng. Văn hóa dân tộc luôn là một điểm sáng hấp dẫn của du lịch Việt Nam.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40% và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền Trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Ngân hàng gen quốc gia Việt Nam bảo tồn 12.300 giống của 115 loài. Chính phủ Việt Nam đã chi 497 triệu đô la Mỹ để duy trì đa dạng sinh học trong năm 2004 và đã thiết lập 126 khu bảo tồn trong đó có 28 vườn quốc gia. Việt Nam có 2 di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Vườn quốc gia Phong Nha ‒ Kẻ Bàng cùng 6 khu dự trữ sinh quyển bao gồm Rừng ngập mặn Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Kiên Giang, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nghệ An.
Chào các bạn! Câu chào luôn được người Việt coi trọng trong giao tiếp, nó như mang đến sự suôn sẻ và may mắn cho một sự khởi đầu mới hay một ngày mới. Người Việt có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp đối với người đối diện. Lời chào còn thể hiện sự thân thiện, tính hiếu khách của người Việt. Vì vậy, các bạn đi đến đâu trên đất nước Việt Nam hay gặp bất cứ ai bạn đều nhận được một lời chào đấy!